Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã gây ra hàng loạt vụ sạt lở tại các tuyến đường giao thông ở tỉnh Điện Biên.
Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là hướng đi phù hợp với thực tiễn của tỉnh, từng bước hình thành các chuỗi liên kết, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, ổn định thu nhập và đời sống của người nông dân. Chính vì vậy, những năm gần đây, tỉnh Điện Biên thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, liên kết sản xuất, tạo đầu ra ổn định cho nông sản, từ đó thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bền vững.
Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Tuần Giáo về tình phát triển kinh tế - xã hội trong 7 tháng đầu năm; việc giải ngân vốn đầu công, các chương trình mục tiêu quốc gia; việc triển khai dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia, diễn ra chiều nay (21/8). Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Phạm Khắc Quân, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Cư trú tại các bản làng vùng cao, miền núi, điều kiện đi lại, học hành, phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, nhiều dòng họ người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có ý thức đoàn kết cộng đồng, tương hỗ lẫn nhau, cùng vươn lên phát triển, giữ gìn văn hóa truyền thống, trở thành những mô hình dòng họ điển hình để các dòng họ khác học tập, noi theo.
Những năm qua, công tác phối hợp giữa ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả, phát huy được quyền và trách nhiệm của mỗi tổ chức thành viên. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình hành động của ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong nhiệm kỳ 2019 - 2024, tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với huyện Tuần Giáo ngày 13/8 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh 7 tháng đầu năm 2024; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; kết quả triển khai các Chương trình MTQG và công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 7 đến nay, tại khu vực dốc Đỏ (khối 20/7, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo) đã xuất hiện cung trượt dài khoảng 150m, chiều cao 42m (từ đỉnh cung trượt đến mặt đường), diện tích cung trượt khoảng 6.300m2, nước ngầm trong cung trượt lớn (vết nứt trung bình 30cm) đã tạo thành dòng chảy.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế. Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu từ các giống cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được các địa phương, hộ sản xuất đẩy mạnh, giúp nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích canh tác.
Những năm qua, Hội Nông dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo đã không ngừng vận động hội viên thi đua sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Ngày 30/7, tại huyện Tuần Giáo, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND 2 cấp tỉnh - huyện lần thứ ba, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ngày 11/7/2024, Tòa án quân sự khu vực Quân khu 2 mở phiên tòa xét xử Lò Văn T. về tội 'Trộm cắp tài sản' quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS.
TAND tỉnh Điện Biên tuyên phạt Lường Văn Quý 18 năm tù, Lò Văn Hải mức án chung thân, Lò Văn Long mức án tử hình trong vụ vận chuyển 5,9kg ma túy.
Liên quan đến vụ phá rừng xảy ra cuối tháng 6 vừa qua trên đỉnh đèo Pha Đin thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên nhận định mức độ vi phạm nằm ở khung xử phạt hành chính.
Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo phối hợp với Công an huyện và UBND xã Tỏa Tình kiểm tra phát hiện 1 vụ khai thác rừng phòng hộ trái pháp luật tại bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lê Hồng Minh vừa ban hành Quyết định số 1035/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị trấn Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến năm 2035.
Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số loại cây dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lại đang là bài toán khó.
Từ ngày 3-5/5, Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ huyện Nam Sách đã đến thăm, tặng quà các hộ nghèo thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Ngã ba Cò Nòi (nay thuộc địa phận xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), đèo Pha Đin (thuộc quốc lộ 6, kéo dài từ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) - đây là 2 địa danh gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cụ thể hơn, ngã ba Cò Nòi, đèo Pha Đin là 'điểm đỏ' và 'huyết mạch' trên đường quân và dân ta tiến về Điện Biên Phủ.
Các cấp Hội Phụ nữ Chí Linh đã và đang có nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Những năm qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương nắm tình hình địa bàn, tổ chức nhiều đợt tuần tra, bảo vệ rừng. Qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng, hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn.
Tiếp tục chương trình giám sát việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp; chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2019 - 2023, ngày 4/4 tổ công tác số 2, đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với UBND huyện Tuần Giáo.
Chiều ngày 4/3, Cục Thuế Điện Biên tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập (2004-2024). Đến dự có đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Cục Thuế tỉnh Sơn La, tỉnh Lạng Sơn; các đồng chí nguyên lãnh đạo Cục Thuế Điện Biên.
Chiều tối và đêm 26/2, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Đông Bắc Bộ, trời tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 11-13 độ C, có nơi dưới 7 độ C.
'Mẹ đỡ đầu' là chương trình ý nghĩa đang được hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo triển khai thực hiện. Chương trình hướng đến chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, để các con có điều kiện sống tốt hơn, được đến trường như bạn bè đồng trang lứa.
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh tăng cường, những ngày qua tại Điện Biên nhiệt độ giảm sâu, rét đậm. Thời tiết giá rét ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, nhất là việc dạy và học của các cơ sở giáo dục tại địa bàn vùng cao, vùng sâu. Để đảm bảo hoạt động, các trường chủ động tăng cường phòng, chống rét, chăm lo sức khỏe cho học sinh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, đợt rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng kéo dài đến ngày 26/1; khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh kéo dài đến hết ngày 25/1.
Băng giá bao phủ, nhiều địa phương vùng cao phải cho học sinh nghỉ học để tránh rét.
Chiều nay (18/1), Đoàn công tác Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về kế hoạch tổ chức 'Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương', lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024 và kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5).
Mở đầu cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong năm 2024, từ ngày 30/12/2023 - 3/1/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đoàn famtrip tiến hành khảo sát các sản phẩm du lịch đặc trưng của Điện Biên.
Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã và đang được tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai, mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Vụ án vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản trái phép tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên có sự tiếp tay của lãnh đạo chính quyền và lực lượng chức năng đã được ra xét xử nghiêm minh. Các đối tượng tham gia đều phải chịu những bản án thích đáng. Vụ án này cũng là hồi chuông cảnh báo sự suy thoái, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức cơ sở, nếu không tăng cường quản lý, giám sát chức trách, nhiệm vụ được giao thì nhiều diện tích rừng sẽ tiếp tục bị hủy hoại.
Điện Biên có tiềm năng phát triển các loại cây dược liệu quý như cẩu tích, sa nhân, thảo quả, đẳng sâm... theo hướng tập trung gắn với chế biến, dựa vào thế mạnh có diện tích rừng lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Việc phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen các loại cây thuốc quý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành Y học cổ truyền.
Nước ta có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm.
Kể từ khi cây cà phê được đưa về trồng trên nương đã đem đến cho người Mông tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo những vụ mùa bội thu. Nhờ đó, nhiều gia đình ở Tỏa Tình đã có của ăn, của để, vươn lên làm giàu. Thời điểm này, cà phê đang vào vụ thu hoạch, bà con nông dân rất phấn khởi vì cà phê được mùa, được giá.
Thời gian qua, hội viên phụ nữ trong tỉnh đã có nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp thiết thực, mang lại hiệu quả. Qua đó, không chỉ phát huy thế mạnh, sở trường của phụ nữ trong phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy phong trào phụ nữ khởi nghiệp ngày càng phát triển và lan tỏa.
Với 694.753 ha diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng là 407.030 ha, cùng những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, giúp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Mới đây, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian 'Múa của người Lào' và Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Người Mông quan niệm ngày được chọn để tổ chức Lễ Dù su là ngày xấu trong năm nên cần làm lễ cúng để cầu may, giải hạn, xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro của năm.
Là huyện nghèo, địa bàn rộng, Tuần Giáo gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục, đặc biệt là việc đảm bảo cơ sở vật chất. Ðể kiên cố hóa trường, lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc học tập, Tuần Giáo đã linh hoạt lồng ghép, cân đối các nguồn vốn, đồng thời tích cực xã hội hóa, huy động các nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu địa bàn.
Bản án số 76, ngày 30/5/2023 của Tòa án Nhân dân tỉnh Ðiện Biên ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản tại bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo). Bản án khép lại, song vẫn có bị cáo bị người khác tác động đến tâm lý, thân nhân bị cáo bị kích động mà có những biểu hiện 'lạc lối'.
Năm 2023, huyện Tuần Giáo được giao gần 163,487 tỷ đồng thuộc nguồn vốn sự nghiệp 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Sau 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp là 3,908/163,487 tỷ đồng, đạt 2,4% kế hoạch vốn giao. Trong đó, 2 chương trình MTQG: Xây dựng nông thôn mới và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi chưa giải ngân; Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giải ngân đạt 6,8% kế hoạch vốn giao.
Chiều nay (18/9), tại trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với Lầu A Dùa (SN 1978, trú tại bản Hua Sa B, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo - nguyên Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình) trong vụ án vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản tại bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình.
Dân tộc Mông ở Điện Biên có nền văn hóa lâu đời, các phong tục tập quán, văn hóa còn lưu giữ rất đặc sắc, độc đáo. Nổi bật là các lễ hội dân gian như: Lễ hội Gầu Tào, lễ Cúng Rừng… Trong đó, Lễ Dù Su (lễ cúng dòng họ) là một trong những lễ quan trọng, nổi bật trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mông.
Vừa qua, đoàn khảo sát famtrip đã tổ chức chương trình khảo sát tiềm năng du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2023. Qua đó, khám phá ra rất nhiều điểm có tiềm năng du lịch hấp dẫn trong tương lai.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, Điện Biên ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, gắn với những vùng quê cách mạng. Đó từng là căn cứ địa nuôi giấu, chở che cho cán bộ; bất khuất, anh dũng chống lại kẻ thù xâm lược... Ngày nay, dù vẫn còn gian khó, nhưng bằng ý chí, truyền thống cách mạng, những mảnh đất ấy đã và đang đổi thay, phát triển từng ngày.
Mới đây, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn famtrip khảo sát tiềm năng du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2023. Một hành trình lớn, dài ngày, xuyên suốt cả tỉnh với nhiều tiềm năng du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số được khám phá. Ðây cũng là cơ sở quan trọng để các cơ quan chuyên môn xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng trong thời gian tới…
Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Vì thế, thời gian qua huyện Tuần Giáo đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp người lao động tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.