Sáng 14/10, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về Thể thao lần thứ 15 (SOMS-15). Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương tới dự và phát biểu chỉ đạo. Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về Thể thao lần thứ 15 nằm trong khuôn khổ chuỗi hội nghị quốc tế diễn ra tại Việt Nam từ ngày 14 - 17/10 bao gồm: Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về Thể thao lần thứ 15 và các hội nghị liên quan, Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN + Nhật Bản lần thứ 7 và Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN + Trung Quốc lần thứ 3. Các hội nghị do Bộ VH-TT&DL chỉ đạo, Cục TDTT chủ trì và triển khai công tác tổ chức.
Trong cuộc làm việc gần đây với Cục Thể dục Thể thao (TDTT) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Tổ chức phòng, chống doping quốc tế (WADA) đã đề nghị ngành Thể thao tăng số lượng lấy mẫu doping hằng năm. Đó là việc đáng để ngành Thể thao đầu tư, xem đây là cần thiết và cần liên tục duy trì.
Từ ngày 09 - 11/8, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Tổ chức Phòng, chống mù lòa châu Á (APBA) phối hợp Sở Y tế Bắc Kạn tổ chức phẫu thuật thay thủy tinh thể cho bệnh nhân nghèo, người cao tuổi bị đục thủy tinh thể trên địa bàn tỉnh.
Những quy định nghiêm ngặt về phòng nguy cơ sử dụng chất cấm trong thi đấu, tập luyện thể thao (thường gọi là doping) đối với VĐV trước khi dự Olympic Paris 2024 hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt Nam. Quan trọng nhất là việc học hỏi và áp dụng như thế nào.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
Chuyến đi tưởng chỉ 3 tháng của bác sĩ Hattori Tadashi vào năm 2002 lại rốt cuộc kéo dài đến hơn 20 năm, lấy đi của ông không ít thứ nhưng đem lại ánh sáng cho hơn 60.000 người tại Việt Nam. Ông không lấy bất cứ tiền công nào, thậm chí còn bỏ tiền túi để chi trả cho các bệnh nhân khó khăn tiền bạc và hỗ trợ một số bệnh viện Việt Nam trang thiết bị y tế về nhãn khoa.
Từ chối một cuộc sống ổn định tại Nhật Bản và những lời mời hấp dẫn từ các bệnh viện lớn, Giáo sư, bác sĩ Hattori Tadashi (sinh năm 1964, Nhật Bản) đã quyết định theo đuổi hành trình mang lại ánh sáng cho hàng chục ngàn người dân nghèo tại Việt Nam. Vừa qua, ông vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tôn vinh và trao tặng danh hiệu 'Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên - Huế' vì những đóng góp cho sức khỏe nhân dân và quá trình phát triển y học nhãn khoa tại địa phương.
Từ năm 2002 đến nay, GS Hattori Tadashi đào tạo hơn 60 bác sĩ chuyên khoa mắt với tay nghề cao tại các bệnh viện và mổ miễn phí cho trên 60.000 bệnh nhân bị bệnh về mắt có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.
Ngày 28/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu 'Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên - Huế' cho ông Hattori Tadashi (quốc tịch Nhật Bản), Giám đốc điều hành Tổ chức phòng, chống mù lòa châu Á nhằm ghi nhận thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của tỉnh, vì mục tiêu hòa bình và tiến bộ xã hội.
Hơn 20 năm qua, Giáo sư Hattori Tadashi, người Nhật Bản, dành tâm huyết của mình mang lại ánh sáng cho những bệnh nhân nghèo mắc bệnh về mắt, với hàng chục nghìn ca phẫu thuật miễn phí tại Việt Nam.
Từ danh sách đăng ký đợt này, Bệnh viện Mắt Hải Phòng đã khám sàng lọc, chọn ra 21 ca bệnh mắc bệnh lý dịch kính - võng mạc để đoàn chuyên gia nhãn khoa của Nhật tổ chức khám và phẫu thuật miễn phí.
Khi những trường hợp dính chất cấm (doping) tại SEA Games 31 năm 2022 vừa kết thúc án phạt thì thể thao Việt Nam lại đón nhận án phạt khác liên quan đến việc sử dụng thuốc liên quan đến doping ở môn thể dục Aerobic. Dù lần này chỉ là một trường hợp nhưng cũng đủ để thấy việc phòng, chống doping không hề đơn giản, luôn cần được chú trọng để tránh chuyện đáng tiếc…
Tại cuộc làm việc với Trung tâm Doping và Y học thể thao, Phó Cục trưởng Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lê Thị Hoàng Yến nhận định: Năm 2024, toàn ngành sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng và có nhiều đổi mới trong quản lý, điều hành, tuyển chọn, đào tạo vận động viên; phòng, chống Doping được đặc biệt chú trọng.