Tổ chức TCVM Thanh Hóa: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ kinh doanh

Trên hành trình phát triển, bên cạnh việc không ngừng đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa luôn xác định xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, yếu tố quyết định sự sống còn. Trong đó, các cấp ủy đảng, ban lãnh đạo, cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, đổi mới từ nhận thức đến hành động.

Tiết kiệm vi mô - Vun đắp tương lai

Là 1 trong 4 tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, song song với hoạt động cho vay vốn, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã phát triển sản phẩm tiết kiệm, góp phần thay đổi tư duy, tạo thói quen tiết kiệm và động lực để khách hàng từng bước ổn định, vươn lên trong cuộc sống.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng

Phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhận thức sâu sắc điều đó, những năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã quan tâm, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng thông qua nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Giải pháp phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam

Các tổ chức tài chính vi mô được hình thành với mục tiêu trợ giúp cho các đối tượng khó khăn trong xã hội được tiếp cận dịch vụ tài chính, dịch vụ đào tạo, dịch vụ việc làm… với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa từ cả phía cơ quan quản lý nhà nước và từ chính các tổ chức tài chính vi mô.

Nghe khách hàng kể chuyện Tài chính vi mô Thanh Hóa

Gắn bó với Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chưa lâu, tuy nhiên, trong tất thảy những khách hàng mà tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe câu chuyện của họ, điều đọng lại là niềm vui, lời cảm ơn mộc mạc mà thân tình, giản dị mà chân thành. Những khách hàng vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa là người yếu thế, phụ nữ nghèo, thu nhập thấp. Tuy nhiên, bằng nghị lực, quyết tâm, bản tính chịu thương chịu khó, cùng sự đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình của tổ chức, họ đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế, tự tin trong gia đình, xã hội. Đó cũng là điểm chung trong những câu chuyện khách hàng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Thiệu Hóa.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa với các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện

Trên cơ sở kế thừa và phát huy mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra; thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động tài chính vi mô (TCVM), TCVM Thanh Hóa đã xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với năng lực của tổ chức, nhu cầu của thị trường, khách hàng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

Trao cơ hội, mở 'cánh cửa' tương lai

Với đội ngũ cán bộ chuyên môn nhiệt tình với công việc, trong những năm qua, Phòng Giao dịch (PGD) Thạch Thành - Chi nhánh Hoằng Hóa (trực thuộc Tổ chức TCVM Thanh Hóa) đã cung cấp sản phẩm vốn vay và tiết kiệm theo hướng bền vững và hiệu quả, trao cơ hội, mở cánh cửa tương lại cho gần 2 nghìn khách hàng là hộ nghèo, thu nhập thấp, yếu thế trên địa bàn huyện vươn lên trong cuộc sống, từng bước ổn định và phát triển kinh tế.

Dấu ấn tài chính vi mô Thanh Hóa ở Ngọc Lặc

Từ huyện miền núi nghèo của tỉnh, sau nhiều nỗ lực, Ngọc Lặc đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Trong thành quả ấy, bằng những việc làm thiết thực nhằm cung cấp vốn vay và thực hiện hoạt động an sinh xã hội cho các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã ghi dấu ấn rõ nét.

Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực TCVM tại Thanh Hóa

Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, đặc biệt là tài chính vi mô (TCVM), việc thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng chuyển động phức tạp của kinh tế toàn cầu. Tại Thanh Hóa, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã có hàng chục năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những tổ chức đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng như: ADB, IFC, Ford Foundation, Jica, Oiko credit, Kiva, Care, Lend with Care, Babyloan...

Tài chính vi mô Thanh Hóa mở rộng địa bàn, nỗ lực cung cấp vốn vay

Trước bối cảnh tỉnh Thanh Hóa huy động tối đa các nguồn lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới, việc phát triển hoạt động tín dụng vi mô là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội cần được chú trọng. Nhận thức sâu sắc điều đó, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không ngừng nỗ lực, cố gắng mở rộng địa bàn, nâng cao năng lực cung cấp vốn vay, hướng đến các đối tượng hộ nghèo, thu nhập thấp, yếu thế, tiểu thương...

Tâm sự từ người mẹ của 'cô giáo không tay' vượt khó nuôi con trưởng thành với nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa

Trên hành trình xây dựng và phát triển, với phương thức cho vay đơn giản, hiệu quả, thân thiện, nguồn vốn vay của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã trở thành điểm tựa, gieo niềm tin, hy vọng cho biết bao người phụ nữ nghèo, thu nhập thấp từng bước ổn định cuộc sống, vươn tới tương lai. Đó cũng chính là câu chuyện cảm động về nỗ lực, cố gắng, ý chí, quyết tâm của chị Nguyễn Thị Tình (44 tuổi, thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, Đông Sơn) - mẹ của 'cô giáo không tay' Lê Thị Thắm, nhân vật truyền cảm hứng về khát vọng, nghị lực sống tiêu biểu xứ Thanh.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Phòng Giao dịch Hậu Lộc: Điểm tựa vươn lên cho các hộ thu nhập thấp vùng ven biển

Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa chi nhánh Hoằng Hóa - Phòng giao dịch (PGD) Hậu Lộc được thành lập vào tháng 12–2008, hoạt động chủ yếu trên địa bàn các xã ven biển Hậu Lộc. PGD Hậu Lộc được thành lập nhằm mục tiêu tiếp cận tới đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và những hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng hơn về sản phẩm và hiệu quả hơn trong các hoạt động xã hội, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa xuyên suốt qua các thời kỳ.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa đẩy mạnh giải ngân tín dụng hỗ trợ tiểu thương và hộ thu nhập thấp

Mặc dù hoạt động tín dụng rất sôi động nhưng với phân khúc khách hàng là tiểu thương, hộ thu nhập thấp thì việc tiếp cận với các nguồn vốn vay vẫn còn nhiều 'rào cản', hạn chế, đặc biệt là các đối tượng ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhận thức được điều đó, bám sát mục tiêu, sứ mệnh của mình, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa nỗ lực kết nối, đẩy mạnh giải ngân tín dụng hỗ trợ khách hàng là tiểu thương, hộ thu nhập thấp.

Nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa đồng hành cùng ngư dân thị xã Nghi Sơn vươn khơi bám biển

Tại vùng ven biển xứ Thanh nói chung, thị xã Nghi Sơn nói riêng, đời sống của bà con ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thấu hiểu được điều đó, trong những năm qua, các phòng giao dịch (GD) của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa hoạt động trên địa bàn thị xã Nghi Sơn (Phòng GD Nghi Sơn 1, Phòng GD Nghi Sơn 2) đã không ngừng nỗ lực, cố gắng cung cấp dịch vụ tài chính gần gũi, thân thiện nhằm tạo động lực, niềm tin và nhất là tiếp thêm nguồn lực để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Nghị lực vươn lên thoát nghèo của khách hàng vay vốn TCVM

Với phương thức cho vay vốn đơn giản, thuận tiện, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã hỗ trợ nguồn vốn vay cho gần 40.000 khách hàng, trong đó có 92% là phụ nữ, hộ nghèo, thu nhập thấp, tiểu thương... Dịch vụ tín dụng thân thiện, hiệu quả đã trao động lực, tạo điểm tựa để phụ nữ nghèo, yếu thế nỗ lực, chủ động vươn lên trong cuộc sống, cải thiện thu nhập, nâng cao vị thế trong gia đình, xã hội. Đó cũng là câu chuyện thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống của chị Lê Thị Thúy (thôn Thiện Chính, xã Dân Lực, Triệu Sơn).

Tổ chức TCVM Thanh Hóa: Chuyển đổi số trong đào tạo, tập huấn kiến thức quản lý tài chính, kinh doanh cho khách hàng

Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa là một tổ chức tín dụng chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép, với phương châm hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, kết hợp hài hòa giữa việc đào tạo tập huấn quản lý tài chính, kiến thức kinh doanh và cung cấp vốn vay hỗ trợ hộ thu nhập thấp, tầng lớp tiểu thương, hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong những năm qua, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã chú trọng việc chuyển đổi số (CĐS) trong công tác đào tạo, tập huấn kinh doanh cho tiểu thương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.

Theo chân Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa trên hành trình giảm nghèo bền vững

Nắng xuân, khí xuân, sức xuân đã thổi bùng lên động lực, niềm tin mới. Bước sang năm mới Quý Mão 2023, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa lại tiếp tục ghi dấu những bước chân, thiết lập những dấu mốc mới, nỗ lực khẳng định thương hiệu, giá trị trên hành trình giảm nghèo bền vững cùng quê hương, đất nước.

Tâm sự của người cán bộ tín dụng vi mô

Do đặc thù cung cấp sản phẩm dịch vụ tới các hộ thu nhập thấp, khu vực dân cư miền biển và đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy địa bàn hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH) là tương đối rộng lớn. Tất cả các hoạt động thu, phát vốn, chi trả tiết kiệm và đào tạo, tư vấn cho khách hàng đều diễn ra tại thôn, xã nơi khách hàng sinh sống. Cách thức hoạt động này mang lại sự thuận tiện cho khách hàng thu nhập thấp, nhưng lại khiến cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển. Song, với sứ mệnh của mình, những cán bộ tín dụng vi mô đã thầm lặng cống hiến công sức nhỏ bé của mình, tận tâm, trách nhiệm, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội.

Tài chính vi mô – chìa khóa thúc đẩy tài chính toàn diện

Tài chính vi mô (TCVM) ra đời nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo. Bên cạnh mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính, các tổ chức TCVM còn hướng tới mục tiêu là giúp khách hàng có đủ năng lực tiếp cận bền vững với dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, TCVM được coi là công cụ phát triển của người nghèo, chứ không chỉ là dịch vụ tài chính đơn thuần.

Thoát nghèo bền vững nhờ nguồn vốn tài chính vi mô

Nhằm giúp các hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập thấp, trẻ em dễ bị tổn thương trong và xung quanh vùng dự án cải thiện cuộc sống, năm 2006, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam triển khai Chương trình Tài chính vi mô tại huyện Triệu Phong. Nhờ sử dụng đúng mục đích nguồn vốn vay, đến nay nhiều hộ dân được hưởng lợi từ chương trình đã vươn lên thoát nghèo, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thoát nghèo nhờ chương trình Tài chính vi mô

Với chiến lược hoạt động hướng tới hiệu quả xã hội, từ năm 2011 đến nay, chương trình Tài chính vi mô thuộc tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã giúp cho hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập thấp và trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hải Lăng được vay với tổng số nguồn vốn vay hơn 132 tỉ đồng. Từ nguồn vốn này đã giúp cho các hộ vay đầu tư làm ăn, phát triển kinh tế hiệu quả hơn và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vay tiêu dùng, giúp cải thiện đời sống người thu nhập thấp

Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao là điều tất yếu. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không phải người dân nào cũng có đủ năng lực tài chính để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, vay tiêu dùng xuất hiện đã giúp nhiều cá nhân, nhất là những người thu nhập thấp có cơ hội tiêu dùng trước, chi trả sau với nhiều hình thức.

Tín dụng vi mô khơi dậy tiềm năng của phụ nữ nghèo

Một trong những cuộc gặp gỡ ấn tượng nhất đối với các cán bộ Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH) cho đến bây giờ là trường hợp của khách hàng Hà Thị Nội ở xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy). Chị Nội chia sẻ: 'Giờ vay vốn không còn khó như trước, khi tham gia vay vốn tôi không phải đi đâu xa, vì đã có cán bộ, nhân viên TCVM đến tận thôn, tận nhà để thu phát vốn. Bản thân tôi lại được cán bộ TCVM hướng dẫn, tư vấn kỹ càng về mức vay, lãi suất, thời hạn hoàn trả sao cho phù hợp. Những lúc khó khăn gia đình tôi còn được thăm hỏi, động viên, vậy nên chúng tôi biết ơn Tổ chức TCVM TH nhiều lắm'.

Tài chính vi mô Thanh Hóa: Đồng hành với người phụ nữ nghèo

Văn hóa và Đời sống - Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động từ năm 2014, là 1 trong 3 tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam. Mô hình tín dụng này có mục tiêu phát triển cộng đồng thông qua các dịch vụ tài chính, phi tài chính thân thiện, hiệu quả.

Người phụ nữ không cam chịu đói nghèo

Về thôn Minh Thanh, xã Minh Lộc (Hậu Lộc) thăm gia đình cô Hoàng Thị Phương, chi hội trưởng phụ nữ thôn, không ai tin được trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ này lại là nơi vợ chồng cô đã đồng cam cộng khổ vượt qua bao gian khó, nuôi dưỡng 4 người con ăn học trưởng thành. Đó là cả một câu chuyện có tính lan tỏa giữa đời thường từ việc vay vốn Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa của người phụ nữ nghèo.

Phòng Giao dịch Hậu Lộc - chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo vùng biển

Phòng giao dịch Hậu Lộc bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16-12-2008 tại 3 xã: Minh Lộc, Ngư Lộc và Hưng Lộc. Là một phòng giao dịch trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - Chi nhánh Hoằng Hóa, Phòng Giao dịch Hậu Lộc thành lập ra nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức, tiếp tục kế cận và phát triển thành viên, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị từ nền móng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (nay là Tổ chức TCVM Thanh Hóa).

Nguồn vốn TCVM thay đổi cuộc sống một phụ nữ nghèo

Về xóm 6, xã Nga Liên (Nga Sơn), hỏi chị Phạm Thị Hằng, ai cũng biết. Từ cuộc sống nghèo khó, chị đã mạnh dạn vay vốn Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa để buôn bán nhỏ, bám trụ trên mảnh đất quê hương bằng các sản phẩm lợi thế từ nghề biển.

Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa hướng tới tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện (TCTD) là một trạng thái theo đó tất cả mọi người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống, với mức giá hợp lý theo cách thức thuận tiện cùng với sự tôn trọng khách hàng.

'Đổi đời' từ nguồn vốn tình thương – TYM

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam 2019 (gọi tắt là CMA 2019) là một hoạt động thường niên do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợ từ năm 2007 tới nay, nhằm tôn vinh khách hàng tài chính vi mô (TCVM) tiêu biểu, sử dụng vốn vay hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của người nghèo, người có thu nhập thấp tại Việt Nam. Chương trình cũng góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động TCVM đối với việc tăng cường tiếp cận dịch vụ tài chính, bảo đảm hiệu quả xã hội, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức TCVM, thu hút sự quan tâm của Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tới hoạt động TCVM.

Khách hàng nhận Giải thưởng Doanh nhân vi mô tiêu biểu toàn quốc

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam 2019 (gọi tắt là CMA 2019) là một hoạt động thường niên do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợ từ năm 2007 tới nay, nhằm tôn vinh khách hàng tài chính vi mô (TCVM) tiêu biểu, sử dụng vốn vay hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của người nghèo, người có thu nhập thấp tại Việt Nam.

Hiệu quả hoạt động của Tài chính vi mô Thanh Hóa - Chi nhánh Quảng Xương

'Nếu ngày ấy Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không về, có lẽ cuộc sống của gia đình tôi không được như bây giờ. Nhờ có nguồn quỹ đó, bản thân tôi làm được nhiều việc mà trước đây chưa từng nghĩ đến...' - đó là những lời trải lòng của thành viên Phạm Thị Hằng, 40 tuổi tại thôn Tân, xã Quảng Nham (Quảng Xương) là thành viên vay vốn năm thứ 6 tại TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Quảng Xương.