Nhật Bản có đang đảo chiều chính sách tiền tệ và sắp kết thúc thời kỳ lãi suất siêu thấp? Có lẽ cần nhìn lại vì sao nền kinh tế tốp đầu thế giới này duy trì chính sách lãi suất siêu thấp trong nhiều năm qua, để thấy được những giới hạn nào trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản.
Mảng bán lẻ của Tập đoàn Masan, WinCommerce, hiện sở hữu mô hình tiêu dùng bán lẻ 'New Commerce' với lợi thế duy nhất trên thị trường: Nền tảng sản xuất, phân phối và bộ phận logistics nội bộ. Sau khi 'về tay' Masan, chuỗi WinCommerce đã có lãi sau 10 năm hoạt động.
Phiên giao dịch thứ Sáu vừa qua có thể nói là 'ngày bùng nổ theo đà' (FTD) khi VN-Index tăng điểm ngay đầu phiên và đóng cửa tăng mạnh 28,67 điểm lên mức cao nhất phiên 1.253,24 điểm đi kèm với giá trị giao dịch tăng mạnh gần như gấp đôi so với trung bình 7 phiên trước.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong phiên ngày 16/8 khi nỗi lo suy thoái đã dịu bớt.
Với lãi suất đồng Yên ở mức cực thấp, các nhà đầu tư đã vay mượn đồng Yên và đầu tư vào các tài sản có khả năng mang lại lợi suất cao hơn (carry trade). Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ được đảm bảo khi đồng Yên không tăng giá quá mạnh và lãi suất đồng Yên cũng ổn định.
Chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng mạnh trong ngày 15/8, khi dữ liệu lao động và tiêu dùng khả quan hơn đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hạ cánh mềm.
Dòng tiền đang có xu hướng tìm đến những tài sản được coi là an toàn hơn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư tái cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình, chờ những cơ hội lớn tiếp theo khi các thông tin kinh tế trong nước cũng như lợi nhuận các doanh nghiêp đang ngày càng tích cực hơn, cùng với đó là cơ hội nâng hạng thị trường đang đến gần.
Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vọt 17% chỉ trong bốn phiên giao dịch vừa qua, giúp giá trị thị trường của nhà sản xuất chip này tăng thêm gần 424 tỷ USD.
Lo ngại trước việc đóng giao dịch 'carry trade' bằng đồng yên, nhiều nhà đầu tư đã rút tiền khỏi một quỹ ETF tập trung vào thị trường Nhật Bản.
Phiên bán tháo đầu tuần trước, với việc VN-Index mất hơn 50 điểm đã khiến không ít nhà đầu tư hoảng loạn. Hai phiên hồi phục của chỉ số chính sau đó chưa đủ trấn an tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ góc nhìn của giới chuyên gia, những đợt giảm mạnh luôn là cơ hội để nhà đầu tư mua vào cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý hơn.
Thị trường hôm nay diễn biến lình xình không rõ xu hướng. Sắc xanh, đỏ đan xen tại các nhóm cổ phiếu, thậm chí nhiều mã không có biến động giá.
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua một 'Ngày thứ Hai đen tối' với mức giảm 12% ở Nhật Bản, mức giảm mạnh nhất từ sau cú sập vào Ngày thứ Hai đen tối năm 1987. Thị trường Mỹ và châu Âu giảm ít hơn, nhưng cũng tính là một đợt giảm điểm mạnh kỷ lục trong nhiều tháng.
Thứ Hai, ngày 5-8-2024, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến những giờ phút hoảng loạn khắp nơi: từ thị trường chứng khoán Nhật Bản cho đến thị trường dầu, vàng, tiền mã hóa, và thị trường chứng khoán Mỹ. Sau mỗi đợt bán tháo, thị trường lại đi tìm lý do để giải thích. Vậy lần này là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, phiên hoảng loạn của thị trường toàn cầu vào đầu tuần trước trông giống như một cơn chấn động ngắn ngủi và thoáng qua do sự thay đổi chính sách từ Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và nỗi lo sợ về suy thoái kinh tế ở Mỹ tái diễn.
Theo các chuyên gia, diễn biến giao dịch ở những phiên đầu tiên của tháng 8 đang phản ánh sự e ngại rủi ro của nhà đầu tư. Các yếu tố rủi ro bên ngoài như lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái, đồng Yên Nhật tăng giá, xung đột khu vực Trung Đông… gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong nước. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô đang khá tích cực ủng hộ xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong dài hạn.
Biến động của đồng yen và lãi suất ở Nhật Bản có vẻ có tác động đến thị trường tài chính toàn cầu nhiều hơn nỗi lo suy thoái ở Mỹ. Quyết tâm chấm dứt kỷ nguyên lãi suất thấp
Tuần qua, thị trường vàng thế giới vấp phải cú sốc lớn khi giá giảm mạnh trong phiên đầu tuần.
Thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua một 'Ngày thứ 2 đen tối', khi thị trường chứng khoán Nhật giảm 12%, mức giảm mạnh nhất kể từ sau vụ đổ vỡ vào 'ngày thứ 2 đen tối' năm 1987.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục phục hồi trong phiên 9/8 khi báo cáo việc làm tích cực đã giúp giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ.
Trong tháng 8, quản trị rủi ro trung hạn được đặt lên hàng đầu. Việc giao dịch cổ phiếu trong các pha hồi phục kỹ thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đồng thời các nhịp giao dịch hồi phục trong pha điều chỉnh trung hạn, nhà đầu tư nên hạ thấp kỳ vọng lợi nhuận và tuân thủ cắt lỗ…
Các chỉ số chính của Phố Wall tăng hơn 2% trong phiên 8/8 sau khi báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm mạnh hơn dự đoán, từ đó giúp xoa dịu phần nào các lo ngại về thị trường lao động…
Cả ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Năm (08/08), sau khi dữ liệu thị trường lao động mới nhất thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế nước này sau đợt bán tháo mạnh trên thị trường hồi đầu tuần.
Các nhà phân tích cho biết việc các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) lớn nhất thế giới tiếp tục được thanh lý có khả năng làm mất ổn định thị trường hơn nữa, vì đồng yên phục hồi sẽ buộc các nhà đầu cơ phải đóng những vị thế lên tới hàng trăm tỷ đô la.
Đồng yen tăng mạnh trong thời gian ngắn đã làm đảo lộn chiến lược carry trade. Chuyên gia nhận xét biến động của đồng yen và lãi suất ở Nhật Bản có vẻ có tác động đến thị trường toàn cầu nhiều hơn là nỗi lo suy thoái ở Mỹ.
Các công ty chứng khoán nghiêng về kịch bản VN-Index sẽ tiếp tục chịu quán tính giảm điểm và có thể bắt đầu cho phản ứng hồi phục khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ gần quanh mức 1.150 điểm...
Một đợt suy thoái nhẹ ở Mỹ dù có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên sẽ tác động tích cực lên thị trường chứng khoán từ góc độ tỷ giá và điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước...
Những người ủng hộ bitcoin đang đẩy mạnh dự đoán về các mức giá cao kỷ lục mới cho đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, sau khi vượt qua đợt bán tháo đã khiến đồng tiền này giảm tới 20% trong khoảng thời gian từ ngày 4-5/8.
Giới đầu tư trên thị trường chứng khoán lo sợ, nếu cuộc bán tháo kéo dài, hệ thống tài chính sẽ gặp trục trặc và đẩy thế giới vào suy thoái. Nỗi lo suy thoái
Trong ngắn hạn, giai đoạn nửa cuối quý 3 sẽ là một trong những thời điểm quan trọng để thiết lập những kỳ vọng mới cho thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Phố Wall phục hồi trong phiên 6/8 sau một phiên chao đảo trước đó mà theo các nhà phân tích là do hoạt động săn hàng giá rẻ, song họ vẫn cảnh báo thị trường có thể sẽ gặp nhiều biến động hơn.
Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ theo dõi những biến động lớn trên thị trường tài chính.
Đồng Yen tăng giá kết hợp BOJ tăng lãi suất đã tạo tâm lý chung bất ổn cho các nhà đầu tư trên khắp toàn cầu, khi các thị trường và tài sản tài chính đều có sự liên thông.
Cổ phiếu Nhật Bản phục hồi mạnh trong phiên giao dịch ngày 6/8 sau khi Nikkei 225 và Topix giảm hơn 12% trong phiên trước đó.
Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu có thể là một tia hy vọng cho các ngân hàng trung ương châu Á vì đồng đô la nếu tiếp tục suy yếu sẽ cho phép họ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tỉ giá hối đoái của đồng Yên Nhật có sức mạnh chi phối quan trọng với thị trường tài chính toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên 5/8, kéo dài đà bán tháo từ tuần trước trong bối cảnh có nhiều lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và tin tức Warren Buffett bán một lượng lớn cổ phần Apple…
Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tuần 5/8 với việc VN-Index đánh mất mốc 1.200 điểm. Một số chuyên gia cho rằng nhà đầu tư không nên bán tháo vào lúc này, cần chờ xem diễn biến các phiên tới như thế nào, cũng như đánh giá các yếu tố về vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.