Triển khai chương trình phát triển bền vững của PVI năm 2024, ngày 3/10, Công ty Cổ phần PVI (PVI) - đơn vị tài trợ dự án phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương đã tổ chức Lễ khánh thành công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân bản Háng Cơ Bua, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Nhận định tình hình thiên tai, lũ bão năm 2024 sẽ diễn biến phức tạp, công tác PCTT&TKCN tại huyện Tủa Chùa đã, đang được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ phương án, phương tiện, thiết bị, lực lượng. Cùng với thực hiện phương châm '4 tại chỗ', địa phương này đã chuẩn bị sẵn các phương án phòng tránh, trong đó lấy phòng là chính, chủ động bảo đảm an toàn trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm bớt thiệt hại về người và tài sản.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: 'Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất', từ đầu năm đến nay các cấp Công đoàn quận Hai Bà Trưng đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Công nhân; tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
HĐND các cấp huyện Mù Cang Chải đã không ngừng đổi mới nội dung cách thức tổ chức hoạt động, góp phần phát huy hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng là đại diện cơ quan dân cử ở địa phương.
Nhờ nỗ lực của bản thân và hỗ trợ về nguồn vốn, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên.
Giàng A Chứ, người con dân tộc Mông ở xã biên giới Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cùng hành trình khởi nghiệp trồng dâu tây trên ruộng cằn đã giúp gia đình thay đổi cuộc đời, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Thường trực và các ban của HĐND huyện Mù Cang Chải đã tập trung giám sát những vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm và trong các nghị quyết của HĐND các cấp, giúp các cấp ủy, chính quyền kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian qua, dưới sự chủ trì của lực lượng công an, sự phối hợp chặt chẽ từ phía cấp ủy, chính quyền địa phương, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện Mường Chà có nhiều chuyển biến tích cực. Ðặc biệt, tại 2 xã được chọn để thực hiện mô hình 'Xã biên giới sạch về ma túy' là Ma Thì Hồ, Mường Mươn, tình hình tội phạm được kiểm soát chặt chẽ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được củng cố.
Xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai) có 900 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Nùng sinh sống ở 7 thôn. Xã vùng cao bình yên ấy đã từng phức tạp, mất đoàn kết, mâu thuẫn nhỏ nhưng lại kéo dài, khó hóa giải. Trước thực trạng này, cấp ủy đảng, chính quyền đã vào cuộc, triển khai công tác hòa giải ở cơ sở, như lời anh Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã, giải pháp không đơn giản chỉ là 'đặt thước, căng dây'.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn tại huyện Tủa Chùa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao… dẫn đến việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM trở thành bài toán khó. Trước những khó khăn đến từ nhiều phía, trên địa bàn huyện Tủa Chùa hiện chưa có xã nào về đích NTM.
Từ khi được triển khai thực hiện đến nay, mô hình 'Ngày cuối tuần cùng dân' ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã thu hút hàng chục nghìn lượt cán bộ, đảng viên tham gia. Việc đến với dân thường xuyên của đội ngũ cán bộ các cấp, bằng những việc làm thực chất không chỉ giúp bà con tích cực sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo mà còn tạo nên mối liên hệ gần gũi, gắn bó giữa cán bộ với nhân dân.
Xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, đã đạt được 13/19 tiêu chí. Tuy nhiên, tiêu chí số 2 về xây dựng đường giao thông nông thôn xã chưa đạt, nguyên nhân chủ yếu do địa hình đồi núi phức tạp, chi phí để xây dựng các tuyến đường tốn kém nhiều hơn so với các địa phương khác. Cấp ủy, chính quyền xã đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân góp công sức, tiền của để thực hiện bê tông các tuyến đường nội bản, liên bản, phục vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Quá trình khống chế, bắt giữ, một thiếu úy công an bị đối tượng dùng xi lanh đã qua sử dụng chống trả và đâm kim tiêm vào tay.
ĐBP - Trước đây, Ma Thì Hồ là một trong những xã vùng cao tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự tại huyện Mường Chà. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an xã và toàn thể nhân dân, tình hình an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật đã được kiểm soát. Từ đó, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
ĐBP - Cô Trần Thị Phương là giáo viên mầm non đầu tiên gắn bó với lớp học đơn sơ được dựng lên giữa thôn Tà Chinh, xã Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa). Cô giáo Phương hiện đang công tác tại Trường Mầm non Tủa Thàng số 2, cũng là người đầu tiên giúp bà con Tà Chinh thay đổi tư duy cho trẻ đến lớp.
Cháu bé 6 tuổi bị bắt cóc, đòi 730 triệu đồng tiền chuộc, nếu không sẽ đánh đập và bán sang Malaysia. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có mưa lớn kèm dông, lốc, sét, gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt, có 1 trường hợp tử vong do bị sét đánh.
Báo chí cũng đã đưa tin ngay sau trận đánh ngoạn mục ấy. Nhưng phải hơn một năm sau, tôi mới được tiếp cận đầy đủ nhất những thông tin hậu trường về hoạt động nghiệp vụ của Công an tỉnh Lào Cai, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an.
Đến nay, UBND thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát đã cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhân cho Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch, làm thủ tục cần thiết.
ĐBP - Hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động ban hành kế hoạch, điều lệ; tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí để tổ chức Đại hội thể dục thể thao (TDTT) cấp cơ sở diễn ra an toàn, hiệu quả, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Với vị trí địa lý bị chia cắt nhiều thành khu vực, đồi núi cao nên việc dẫn nước sinh hoạt (NSH) từ đầu nguồn về các bản của huyện Phong Thổ khó khăn, kinh phí đầu tư lớn. Xác định rõ được vấn đề này, Nhân dân trên địa bàn luôn có ý thức bảo vệ, quản lý hiệu quả công trình cấp NSH. Bởi, thiếu nước sẽ sinh ra nghèo đói và bệnh tật.
ĐBP - Với cách làm phù hợp thực tế địa phương, những năm qua công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
ĐBP - Trên địa bàn huyện Tủa Chùa còn 4 xã phía Bắc đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, bao gồm: Trung Thu, Lao Xả Phình, Sín Chải và Tả Sìn Thàng. Ðể có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân đã khắc phục bằng cách trữ nước mưa, tự đầu tư mua ống dẫn nước từ các khe suối.
Trong suốt thời gian triển khai lực lượng giải cứu cháu bé 6 tuổi bị bắt cóc, Đại tá Lưu Hồng Quảng, Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai và các thành viên của Ban chuyên án đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Sau khi theo dõi kĩ lưỡng, Thào A Páo đã ra tay bắt cóc cháu D với mục đích đòi tiền chuộc của bố mẹ nạn nhân.
Con trai bị bắt cóc nhưng người cha đến Công an trình báo lại không chịu hợp tác khai kẻ chủ mưu khiến vụ án lâm vào bế tắc.
Cùng một giống cây nhưng kết quả thẩm định tại các huyện của tỉnh Điện Biên lại chênh lệch lớn khiến dư luận đặt nghi vấn về việc có hay không việc 'nâng khống' giá cây ăn quả từ nguồn ngân sách.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Pá Lau đã bố trí việc ăn ở, học tập cho bé gái 7 tuổi và em trai 20 tháng tuổi, đồng thời xem xét phương án hỗ trợ lâu dài.
UBND xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) vừa thông tin về trường hợp bé gái 7 tuổi địu em trai 20 tháng tuổi lên lớp học đang được cộng đồng mạng quan tâm.
Thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của đô thị, cuối tháng 3 vừa rồi, chúng tôi vượt hơn 100 cây số từ Thành phố đến bản Chống Tra, đây là thời điểm thuận lợi nhất cho hành trình leo núi, ở đêm trong rừng vì mùa này ít mưa và đây cũng là thời điểm đỉnh U Bò đẹp nhất năm vì cỏ cây đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở. Xuất phát từ bản lúc 6 giờ sáng, anh Thào A Páo, ở bản Chống Tra, được mệnh danh là thợ rừng bởi hầu hết những đỉnh núi cao ở đây đều có dấu chân anh, nhận dẫn đường cho chúng tôi.
ĐBP - Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân vùng biên giới đã và đang được lực lượng bộ đội biên phòng (BÐBP) tỉnh triển khai hiệu quả.
ĐBP - Giữa lưng chừng dốc của bản Huổi Quang, xã Ma Thì Hồ (huyện Mường Chà) có ngôi trường mầm non vẫn còn rất mới, với tường xanh và nhiều vật dụng, đồ chơi… không kém gì trường học ở các thành phố lớn. Ðó là Ðiểm trường mầm non Huổi Quang 1 do Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng 379 đầu tư xây dựng tặng cô và trò nơi đây.