Sản xuất công nghiệp một năm vượt khó

Có thể nói, năm 2020 là một năm vượt khó của nền kinh tế nói chung, hoạt động sản xuất công nghiệp (CN) trên địa bàn tỉnh nói riêng. Dưới tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất CN, tiểu thủ công nghiệp.Tuy nhiên, sản xuất CN vẫn có bước phát triển khởi sắc, từng bước phục hồi.

Nhân tố con người trong phát triển du lịch ở Đồng Văn

'Trong ngành du lịch, tính hiệu quả gắn liền với giá trị mà con người mang lại và chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Những người có năng lực, thân thiện có tác động rất lớn đến sự hài lòng của du khách, đến địa điểm du lịch hơn là các cơ sở hạ tầng xa hoa' - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong Diễn đàn Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Giang, huyện Đồng Văn, khẳng định này càng đúng khi chúng ta đang hướng đến một nền du lịch đậm đà bản sắc văn hóa, yếu tố con người được đặt lên hàng đầu, con người là chủ thể của các giá trị văn hóa truyền thống, là nhân tố chính trong phát triển du lịch.

Đồng Văn dồn lực đưa xã Lũng Cú đạt chuẩn Nông thôn mới

Theo kế hoạch, mục tiêu của huyện Đồng Văn sẽ đưa xã Lũng Cú đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2020. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Văn và xã Lũng Cú đã có nhiều giải pháp, cách làm linh hoạt bằng việc tập trung mọi nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, cùng với việc phát huy tối đa nội lực trong dân với quyết tâm hoàn thành các tiêu chí chưa đạt.

Phát triển du lịch Hà Giang gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch là bài toán song hành đang được Hà Giang vận dụng linh hoạt và hiệu quả.

Sức sống mới ở bản Lô Lô Chải

Nhận lời mời của Trưởng thôn Sình Dỉ Gai, chúng tôi đến thôn Lô Lô Chải vào đầu tháng 9. Nhìn từ xa, ngôi làng nhỏ bé nằm nép mình giữa bốn bề núi đá. Phía trước thôn là một hồ nhỏ, tương truyền đây là một trong hai mắt rồng của cột cờ Lũng Cú huyền thoại; những mái ngói âm dương, những bức tường đá rêu phong... tất cả tạo cho Lô Lô Chải một vẻ đẹp cổ kính, đơn sơ, mộc mạc.

Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Triệu Tài Vinh dự ngày hội Đại đoàn kết thôn Lô Lô Chải và trao bò giống cho người dân vùng cao

Sáng 7.11, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với quyết định công nhận điểm du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải và công bố quyết định thôn đạt chuẩn Nông thôn mới thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn). Cùng dự có đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo huyện Đồng Văn; cấp ủy chính quyền địa phương và đông đảo bà con nhân dân.

Xứng tầm 'hạt nhân' du lịch của tỉnh

5 năm qua, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn có bước phát triển đột phá, xứng tầm là 'hạt nhân' du lịch của tỉnh.

Khi cán bộ, đảng viên nêu gương làm kinh tế

Nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: 'Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…'. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Đồng Văn đã tiên phong gưỡng mẫu trong mọi hoạt động, phong trào. Trong đó có phong trào phát triển kinh tế, tạo niềm tin, động lực để nhân dân học tập, làm theo.

Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh tạo đà phát triển du lịch ở Đồng Văn

Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, mà còn thúc đẩy giao lưu, bảo tồn và gìn giữ văn hóa. Với nền văn hóa đa dạng, đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tỉnh ta đã và đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó, có Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh. Tại huyện Đồng Văn, sau 4 năm thực hiện nghị quyết, du lịch huyện đã có những phát triển vượt bậc, dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh cũng như trên cả nước.

Sức sống mới trên cao nguyên đá Ðồng Văn

Là huyện biên giới vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, Ðồng Văn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đất, thiếu nước, thiếu kinh nghiệm sản xuất,... Ðáng nói là, trình độ dân trí chưa đồng đều dẫn đến kinh tế chậm phát triển so với các vùng khác. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 30a (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững) của Chính phủ, đến nay, miền đá tai mèo muôn vàn gian khó đang dần 'thay da đổi thịt', ngày càng phát triển.

Xuân biên giới thắm tình quân dân nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đón chào năm mới Canh Tý 2020, tối 14/1 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đã diễn ra chương trình 'Xuân biên giới thắm tình quân dân' do Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng) phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 2, Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Hà Giang tổ chức.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát thực hiện chính sách pháp luật đất đai tại xã Lũng Cú (Đồng Văn)

Chiều 21.11, đoàn công tác HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Vịnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát tại xã Lũng Cú (Đồng Văn) nhằm nắm bắt việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo các ban HĐND tỉnh, lãnh đạo huyện Đồng Văn.

Đổi đời nhờ bò, dê

Tiếng leng keng phát ra từ khắp nơi, xuất hiện sau đó là những chú dê bước đi với chiếc bụng no tròn, miệng kêu be be. Đối với đồng bào ở xã Lũng Cú, nhiều người đã khá lên nhờ nuôi dê và bò. Một nông dân chỉ tay vào đàn dê cho biết, nếu trồng ngô thì mỗi vụ chỉ bán được 10.000 đồng/kg, trong khi một con dê có giá khoảng 2 triệu, con to hơn thì 2,5 triệu.