Đội ngũ cán bộ cơ sở 'mỏng', nhiều quy định còn chồng chéo, hiện trạng nhiều cơ sở kinh doanh không theo kịp các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy… là những tồn tại, bất cập sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (Nghị định 54).
Hàng nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đứng trước bờ vực phá sản, do phải liên tục đóng cửa vì vướng mắc quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Đại diện các bộ, ngành khẳng định, giải pháp tháo gỡ không đơn giản nhưng phải làm để đảm bảo quyền lợi của người dân.
Sau 5 năm triển khai Nghị định 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, hoạt động quản lý lĩnh vực này đang vướng nhiều bất cập cả về nhân lực cũng như một số quy định cụ thể.
Ngày 15/6, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VHTT&DL phối hợp với Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai thực hiện Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh karaoke, vũ trường là nội dung được tập trung bàn thảo tại Hội nghị đánh giá công tác triển khai một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở ngày 15-6 tại Hà Nội do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
Số liệu tổng rà soát cho thấy, đã có 10.482 cơ sở kinh doanh karaoke bị đình chỉ hoạt động và ngừng hoạt động do không bảo đảm các quy định phòng cháy, chữa cháy.
Nhiều vụ hỏa hoạn từ các cơ sở kinh doanh karaoke thời gian gần đây gây thiệt hại rất lớn về người là hồi chuông cảnh báo, không thể lơ là, chủ quan việc PCCC tại các cơ sở này. Trên thực tế, qua kiểm tra trên địa bàn tỉnh, hiện có 216/217 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke (quán karaoke) đang phải dừng hoạt động, nguyên nhân chính là do không bảo đảm quy định về an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Trong khi nhiều quán karaoke còn đang cửa đóng then cài, chủ đầu tư chờ văn bản hướng dẫn cụ thể, thì nhiều mặt bằng kinh doanh loại hình vui chơi giải trí này ở Hà Nội đang được sửa chữa, cải tạo với chi phí cả chục tỷ đồng.
Trước những yêu cầu về công tác PCCC, nhiều quán karaoke tại Hà Nội đã làm cầu thang thoát hiểm chìa ra ngoài vỉa hè, gây nguy hiểm tới việc đi lại của người dân.
Trong khi một số quán karaoke chấp nhận đóng cửa và phá sản, nhiều quán chi tiền tỷ để sửa sang nhằm đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy từ phía cơ quan chức năng.
Mỗi tháng, các quán karaoke phải trả hàng tỷ đồng tiền thuê mặt bằng, phí bảo trì, lương nhân viên... Sau hàng tháng trời gửi biên bản yêu cầu nghiệm thu, họ vẫn chưa được mở lại.
19 cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy đã bị Công an huyện Thanh Oai, Hà Nội đình chỉ hoạt động.
Thực hiện kế hoạch về việc rà soát, tổng kiểm tra PCCC&CNCH, Công an huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát đối với các cơ sở trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. 19 cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy đã bị đình chỉ.
Công an TP Đà Nẵng tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động 34 quán karaoke và 1 quán bar do vi phạm nghiêm trọng các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Sau thời gian mở đợt cao điểm, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Ninh Thuận) đã lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke do không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Thông tư số 147/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020.
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Minh (trú quận 12, TP Hồ Chí Minh) hỏi: Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các quán hát karaoke gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nguyên nhân chính là do hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của các quán hát chưa đạt tiêu chuẩn. Xin hỏi, tiêu chuẩn về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống PCCC tại quán hát karaoke như thế nào?
Trước thắc mắc của người dân, Bộ Công an đã trả lời chi tiết về tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương khi cấp phép xây dựng cho các cơ sở karaoke, quán bar, vũ trường, cần xem xét việc đáp ứng các yêu cầu quy định bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là phải có lối thoát nạn thứ 2 qua ban công, thang dây, ống tụt…
Bộ Xây dựng đã có văn bản số gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm soát công tác thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt về PCCC.
Bộ Xây dựng đề nghị khi cấp phép xây dựng cho các cơ sở karaoke, quán bar, vũ trường, cần xem xét việc đáp ứng các yêu cầu quy định bảo đảm an toàn PCCC đặc biệt là phải có lối thoát nạn thứ 2 qua ban công, thang dây, ống tụt…
Đó là một trong những yêu cầu được Bộ Xây dựng đưa ra trong văn bản mới đây gửi UBND các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại khu dân cư .
Bộ Xây dựng đang chỉ đạo biên soạn tiêu chuẩn thiết kế về nhà ở riêng lẻ, trong đó có nội dung yêu cầu về an toàn cháy, yêu cầu về thiết bị điện đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)…
Ngày 22-9, Bộ Xây dựng cho biết, bộ đã có văn bản gửi các địa phương, trong đó đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các công trình đã chuyển đổi công năng sang kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường và kinh doanh dịch vụ khác nhưng không thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng hoặc thực hiện không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
Rút kinh nghiệm từ các vụ cháy đã từng xảy ra, Công an TP Hòa Bình đã yêu cầu 14 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tạm dừng hoạt động để khắc phục các thiếu sót vì không đảm bảo yêu cầu công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)...
Ngày 16/9, Công an huyện Mộc Châu đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy & cứu nạn cứu hộ cho 50 chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn huyện.
UBND TP Đà Nẵng giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức tổng kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke; xử lý, xử phạt nghiêm, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự.
Sáng 12/9, Công an quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tổ chức triển khai đồng loạt kiểm tra về các điều kiện phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke.
Theo Thông tư số 147/TT-BCA do Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành quy định về biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, có hiệu lực từ ngày 20/02/2021.
Ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Tô Lâm đã ký ban hành Thông tư số 147/2020/TT-BCA quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.