Những năm qua, các cơ quan chức năng từ trung ương đến các địa phương luôn nỗ lực khơi dậy, lan tỏa tinh thần ham đọc sách trong toàn thể nhân dân với các hình thức khuyến đọc đa dạng, chú trọng nâng cao chất lượng đọc và cảm thụ sách.
Dù là thư viện tư nhân nhưng sau hơn 11 năm hoạt động, Thư viện Dương Liễu tại Huyện Hoài Đức, Hà Nội đã trở thành điểm hẹn của nhiều độc giả yêu sách, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Với hàng ngàn đầu sách phong phú, thư viện đã trở thành nơi chắp cánh tri thức, lan tỏa văn hóa đọc về vùng thôn quê.
Được thành lập từ tháng 9/2013, với xuất phát điểm là một gian phòng khách với vài giá sách và vài chục bạn đọc. Đến nay Thư viện Dương Liễu đã trở thành một trong những thư viện tư nhân tiên phong trên cả nước, được Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đánh giá có hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Trong suốt 10 năm mở cửa, thư viện không chỉ góp phần phổ biến tri thức cho người đọc mà còn lan tỏa văn hóa đọc - nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân cư.
'Dù khó khăn, tôi vẫn chọn theo học ngành thư viện đến cùng. 10 năm đồng hành cùng thư viện Dương Liễu dựa trên đam mê', Phùng Bá Hưng chia sẻ.
Hệ thống thư viện công cộng cấp huyện, cấp xã và các thư viện, phòng đọc cộng đồng, thư viện tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội là những mắt xích quan trọng thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, tri thức đến người dân, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Những năm gần đây, hệ thống này có nhiều đổi mới với các mô hình hay, hiệu quả cần được nhân rộng, tạo nên mạng lưới thư viện công cộng rộng khắp, hữu ích cho thành phố.
Quá trình hình thành và hoạt động, các thư viện cộng đồng đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc tạo ra sân chơi bổ ích...
'Trong 10 năm qua, khi duy trì thư viện Dương Liễu, bạn đã làm gì để sống?', đó là một trong rất nhiều câu hỏi từ Hội đồng xét học bổng thạc sĩ toàn phần Fulbright của Chính phủ Mỹ dành cho Phùng Bá Hưng trong vòng phỏng vấn khắt khe.
Nằm trong con ngõ nhỏ, thư viện Dương Liễu (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều độc giả yêu sách.
Trong khi còn nhiều người chưa quan tâm đến sự đọc thì chính các thư viện làng quê, tủ sách dòng họ đang 'kéo' nhiều người đến với sách hơn. Nhiều tấm gương tâm huyết đã lan tỏa giá trị của tri thức vào đời sống hiện đại.