Dòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm.
Sau khi 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm có thông tin về việc sẽ nộp đủ tiền, cổ phiếu CII của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kĩ thuật TP.HCM đã tăng kịch trần.
Cú 'quay xe' bỏ cọc đấu giá lô đất ở Thủ Thiêm của Tân Hoàng Minh khiến cho sự kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho 'ông trùm' đất Thủ Thiêm - CII tan thành mây khói.
Bước sang năm 2022, thị trường bất động sản được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi với nguồn cung dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý trong khi nguồn cầu tiếp tục được hỗ trợ bởi đà hồi phục kinh tế, lãi suất thấp và các gói kích thích đầu tư công.Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng giá bất động sản không những không giảm mà còn ghi nhận tăng từ 5-10% tùy từng địa bàn.
Chỉ hơn một tuần sau sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm, vốn hóa các công ty có quỹ đất tại khu vực này tăng hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, CII là doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất.
Sau thông tin đấu giá đất kỷ lục 2,45 tỷ/m2 ở Thủ Thiêm đã tạo ra sức hút với bộ đôi cổ phiếu CII, NBB nhờ tâm lý kỳ vọng giá đất Thủ Thiêm sẽ tăng cao giúp CII và NBB hưởng lợi. Vậy CII đã kiếm được bao nhiêu dự án ở khu đô thị này?
Dù được biết tới là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất 'khủng' hơn 96.000 m2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, song nhiều khu đất đã được CII bàn giao cho khách hàng hoặc chuyển nhượng cho đối tác.
Hàng loạt ông lớn đang nắm giữ các dự án tại Thủ Thiêm, nhưng đa số là dự án nhà ở. Trung tâm tài chính này chưa thu hút được các tập đoàn quốc tế đến đầu tư.
Nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) có vị trí đẹp và hạ tầng được đầu tư đồng bộ, một số lô đất được bán đấu giá khởi điểm từ hơn 10 triệu đồng/m2.