Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giá trị sản phẩm lúa hàng hóa, từ năm 2017, huyện Vĩnh Linh đã khuyến khích, vận động nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ thông qua việc liên kết chuỗi với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) từ khâu giống, vật tư nông nghiệp đến tiêu thụ sản phẩm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu là mục tiêu quan trọng mà nông dân xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh) hướng tới và quyết tâm thực hiện hiệu quả. Trên thực tế, đã có nhiều mô hình nông nghiệp mới, có quy mô lớn được hình thành và phát triển ở xã Vĩnh Thủy, tạo nên nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn sử dụng, mang đến nguồn thu nhập cao cho người dân.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, vụ đông xuân 2023 - 2024, huyện Vĩnh Linh triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ với tổng kinh phí đầu tư 2,16 tỉ đồng (trong đó người dân tham gia đối ứng trên 1,3 tỉ đồng).
Tháng Tư, tôi lại về vùng quê Vĩnh Linh, vùng giới tuyến xưa kia. Như đã bao lần đến đây, tôi được hít thở khí trời và cảm nhận đầy đủ hương đất, tình người nơi đây, để thêm một lần thấm thía nỗi niềm thống nhất non sông.
Bằng sức mạnh đoàn kết, dân làng thôn Thủy Ba đã bắt sống từng con hổ, trả lại sự bình yên cho xóm làng.
Nghề bắt cọp ở làng Thủy Ba (xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) chẳng ai biết có từ bao giờ, cũng không có sử sách nào ghi lại tường tận. Chỉ biết từ cuộc sống khốc liệt, khi vùng đất còn hoang sơ, cọp beo hoành hành đe dọa tính mạng thì người dân nơi đây đã sáng tạo ra cách giăng ải, vây ráp để bắt thú dữ này.
Triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, đến nay, hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã phát triển, thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, khẳng định tính hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Từ đó góp phần tạo động lực cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Hiện nay xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) là miền quê giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và mang tính bền vững. Vĩnh Thủy đã đánh thức và khai thác hiệu quả từ lợi thế này cùng với sự nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo của cán bộ, Nhân dân để hình thành nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp trang trại, gia trại tiêu biểu, hiệu quả cao, trong đó có nhiều mô hình đi đầu trong toàn tỉnh, tạo ra được giá trị sản phẩm hàng hóa cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng.
Mười thế kỉ trước, trong hành trình Nam tiến của dân tộc, những người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào đã chọn vùng đất bồi phía Nam sông Sa Lung lập làng sinh sống. Qua nhiều thế hệ các họ tộc cùng nhau vun đắp tạo dựng nên xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh với những làng quê hiền hòa, đáng sống như hôm nay.