Năm 2021, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra khoảng 600 dự án xây dựng trên cả nước để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động.
Trong thời gian dài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới của doanh nghiệp, dẫn đến người lao động (thực chất là lao động nghèo khó) còn phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của nước tiếp nhận là không phải chi trả (Nhật Bản…).
Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý nghiêm đối với Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước giai đoạn năm 2012-2016, thuộc Bộ LĐ-TB&XH.
Các công ty này vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng, năm 2021 Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiến hành bốc thăm để lựa chọn xác minh đối với các trường hợp thuộc diện phải kê khai.
Tính đến trước tháng 11-2020, hơn 800 công nhân, người lao động của Công ty CP Đầu tư và phát triển Công nghệ cao Minh Quân (Hà Nội) bị doanh nghiệp này nợ đọng tiền BHXH lên tới hơn 20 tỷ đồng.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Gia Lai, Đồng Nai. Kết luận nêu rõ: Tại một số đơn vị, có tình trạng cán bộ không vô tư, khách quan khi đánh giá, thẩm định hộ nghèo và cận nghèo trong khi thực hiện hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng, dẫn đến thất thoát ngân sách.
Lãnh đạo xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) cho biết, trong 40 hộ tại thôn Xuân La bị tố thuộc diện khá giả, có 39 hộ nằm trong danh sách hộ cận nghèo, hộ nghèo năm 2020. Tuy nhiên, chỉ có 16 hộ đảm bảo điều kiện hộ cận nghèo và hộ nghèo thuộc diện được chi trả hỗ trợ COVID-19. Các hộ còn lại đều có mức sống trung bình. Đến nay, có 20 hộ tự nguyện nộp lại tiền với tổng số hơn 100 triệu đồng.
Vừa được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Công ty Cổ phần đầu tư Huệ Tuân (gọi tắt Cty Huệ Tuân) đã giở nhiều chiêu trò lừa hơn 200 lao động nghèo.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, đơn vị này vừa thu hồi giấy phép hoạt động của nhiều công ty do vi phạm Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo thông tin phản ánh của người dân, Trưởng thôn Ngọc Đinh, xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã thu tiền phôtô tờ khai hỗ trợ đối tượng ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của Công ty CP Hữu nghị Bắc Giang vì vi phạm quy định trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế 11 tỉnh rà soát, giải trình và có biện pháp xử lý các tập thể, cá nhân sai phạm trong việc lập hồ sơ người nhiễm chất độc hóa học.
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, trong năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng với Bộ LĐ-TB&XH cần phối hợp, mở chiến dịch thanh tra riêng về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, triển khai đồng loạt trên cả nước. Trong đó, tập trung vào các doanh nghiệp có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH cần bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành đầy đủ cho ngành BHXH, trong đó có thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi BHXH, BHYT như hiện nay.
Một số nội quy sa thải người lao động của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sai quy định.
Hàng ngàn hồ sơ cho người nhiễm chất độc hóa học và hồ sơ thương binh giả hoặc nghi là giả cho thấy không phải do quy trình mà là nghi do luồn lách để trục lợi.
Sau khi báo Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi, Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo các đơn vị nhưng các câu hỏi mà báo đặt ra vẫn chưa được giải đáp.
Nhiều cán bộ đương chức hoặc vừa về hưu là mắc bệnh tâm thần, có người con đàn cháu đống nhưng được kết luận… vô sinh!
Trước thực trạng hàng ngàn trường hợp sai phạm, nghi sai phạm trong việc thực hiện chính sách cho các đối tượng hưởng chế độ CĐHH, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Đàm Thị Minh Thu, Phó Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, cho hay 'có quá nhiều vấn đề'.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi bảo hiểm xã hội các địa phương về việc thực hiện tạm dừng, tiếp tục chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người bị phạt tù giam.
Công ty cổ phần Tư vấn du học và Thương mại Gianh Anh Group (trụ sở tại Đồng Anh, Hà Nội) bị phạt 180 triệu đồng và Công ty TNHH MTV ABBEY'S MEDICAL bị xử phạt 120 triệu đồng.
Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động không đầy đủ, không cam kết với người lao động thời gian chờ xuất cảnh, không cấp giấy chứng nhận tham gia quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cho người lao động… Đó là những vi phạm khiến nhiều doanh nghiệp bị xử phạt.
Các công ty này vi phạm một số nội dung như bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động không đầy đủ; không cam kết với người lao động thời gian chờ xuất cảnh....
Ngoài việc phát hiện hàng chục ngàn hồ sơ thương binh giả, nghi giả, thanh tra đã kiến nghị sửa đổi các quy định để đối tượng thụ hưởng chính xác hơn.
Đoàn thanh tra liên ngành phát hiện hơn 11.000 hồ sơ thương binh nghi giả và bước đầu dừng trợ cấp gần 2.300 trường hợp.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa quyết định thu hồi giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với công ty Cty Quốc tế Nhật Minh và Cty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp II do không đủ điều kiện duy trì hoạt động theo yêu cầu của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nhóm 88 doanh nghiệp đứng đầu danh sách hàng trăm đơn vị nợ BHXH, với số tiền gần 200 tỷ đồng tương ứng với hàng ngàn tháng đóng BHXH. Tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của hơn 4.000 người lao động.