Hồ chứa nước Nam Xuân, thủy lợi lớn thứ hai tỉnh Đắk Nông được phát hiện bị nứt, lún, đang gây vướng mắc cho việc bàn giao, đưa vào sử dụng. Cũng vì vậy, dù đã được xây dựng xong gần 3 năm, thủy lợi Nam Xuân vẫn chưa thể phát huy tác dụng tưới.
Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Xuân Dương, nếu không kiểm soát nhập khẩu, xúc tiến xuất khẩu thì ngành chăn nuôi Việt Nam không phát triển được và không lâu nữa Việt Nam sẽ thành nước nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Công ty thành viên của Tập đoàn thủy sản Minh Phú do ông Lê Văn Quang làm đại diện pháp luật vừa bị thanh tra Bộ NN&PTNT phạt 225 triệu đồng do vận hành phòng thí nghiệm chưa thực hiện các thủ tục pháp lý.
Ngày 27/6, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị đã thu hồi số tiền hơn 700 triệu đồng từ 2 nhà thầu thi công Cụm công trình thủy lợi Ia Hdrai (H.Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum).
Thanh tra Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kiến nghị Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các nhà thầu khắc phục các tồn tại, thiếu sót, nộp lại số tiền hơn 1,4 tỷ đồng do nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kiến nghị Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đôn đốc, thu hồi hơn 700 triệu đồng do nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định, thực tế thi công.
Là dự án quan trọng đối với địa phương, luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND tỉnh Kon Tum và các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án vẫn tồn tại nhiều vi phạm, thiếu sót.
Liên quan đến dự án cấp nước tưới gần 73 tỷ đồng tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk bị vỡ ống 13 lần mà Đài TNVN đã nhiều lần thông tin, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đồng ý để điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục.
Vụ lập khống chứng từ thanh toán tiền phối giống bò ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, các cơ quan chức năng đã xác định được người chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra các sai phạm, nhưng không xử lý kỷ luật vì đã hết thời hiệu.
Cơ quan chức năng đã xác định được người chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra các sai phạm trong việc thực hiện chương trình phối bò giống công ích tại Đắk Lắk, song không xử lý kỷ luật vì đã hết thời hiệu.
Dự báo, từ nay đến cuối năm, thiên tai sẽ diễn ra khốc liệt hơn, nguy cơ xảy ra mưa lũ dồn dập tại một số khu vực. Trong khi đó, nhiều công trình thủy lợi đang trong tình trạng bị đe dọa an toàn.
Cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân dẫn đến sự cố 13 lần vỡ đường ống và rò rỉ nước tại Tiểu dự án tưới tiêu ở huyện Cư Mgar, Đắk Lắk do thiếu sót từ khâu thiết kế cho đến đơn vị thi công.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) vừa giao các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công Thương phối hợp tổ chức 6 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 12 tỉnh, thành trong Tháng hành động vì ATTP năm 2022.
Những thiệt hại do thiên tai gây ra cho nước ta năm nào cũng không hề nhỏ, cả về vật chất lẫn con người. Điều đó cho thấy, biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng phức tạp, cực đoan, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, cần chủ động ứng phó.
Trong Tháng hành động, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về an toàn thực phẩm (ATTP) sẽ tổ chức 6 đoàn kiểm tra tại 12 tỉnh/TP kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của T.Ư trong công tác bảo đảm ATTP của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP địa phương.
Thanh tra Bộ NN&PTNT và Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã thanh tra đột xuất về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại Anh Nhân (Hóc Môn, TP.HCM).
Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, các tỉnh, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm đối với 909 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính 173 cơ sở.
Thanh tra Chính phủ cũng đã có kết luận và kiến nghị thu hồi 6.000 m2 đất công sản bị 'phù phép'. Dư luận quan tâm những sai phạm này của lãnh đạo Vinafood 2 có bị điều tra, khởi tố?
Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa quyết định thanh tra diện rộng việc chấp hành pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai tại 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình và Hải Phòng.
Theo các chuyên gia, cần tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm có sử dụng sô đa công nghiệp, bởi sẽ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Việc 3 doanh nghiệp sử dụng hóa chất Soda Na2CO3 là hóa chất công nghiệp không có trong danh mục chỉ định dùng cho thực phẩm và sản xuất thực phẩm để sản xuất nước mắm bán thành phẩm là vi phạm pháp luật về An toàn thực phẩm.
Một vụ việc gây chấn động dư luận khi Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công an, cơ quan chức năng hai tỉnh Vĩnh Long, An Giang kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 3 DN sản xuất nước mắm từ hóa chất tẩy rửa công nghiệp. Tuy nhiên, dư luận không khỏi băn khoăn là mãi tới đầu tháng 1/2020, danh tính của 3 công ty này mới được công bố.
Được phát hiện từ tháng 8/2019, tuy nhiên mãi tới đầu năm 2020, danh tính những công ty sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp để sản xuất nước mắm mới được công bố. Điều này khiến cho nhiều người tiêu dùng bức xúc, đặt câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, trực tiếp là Bộ NN&PTNT.
Cơ quan chức năng cho biết để đảm bảo tính nghiệp vụ đã không công bố ngay kết luận thanh tra. Ngoài ra, Thanh tra Bộ NN&PTNT khẳng định chưa có sản phẩm hoàn chỉnh được bán ra.
Thanh tra Bộ NN&PTNT khẳng định, hành vi vi phạm của 3 công ty dùng soda công nghiệp trong quá trình sản xuất nước mắm đã được phát hiện kịp thời và được ngăn chặn có hiệu quả. Vụ việc đã được xử lý nghiêm minh, sản phẩm chưa kịp bán ra thị trường.
Công tác thanh tra bắt đầu từ giữa năm 2019, tuy nhiên đến ngày 10/1, thanh tra Bộ NN&PTNT mới chính thức công bố thông tin liên quan đến các doanh nghiệp sử dụng chất tẩy rửa làm nước mắm.
TS 'nước mắm' Trần Thị Dung cho rằng không khó để điều tra nguồn tiêu thụ loại nước mắm dùng chất tẩy rửa.