Khu lưu niệm Tiểu đoàn 261 - Giron cần được đầu tư

Tiểu đoàn 261 được thành lập chính thức ngày 02/01/1961 tại vùng giải phóng gần biên giới Campuchia, nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Đây là lực lượng chủ lực đầu tiên của Quân khu 8 thời điểm đó.

Kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Giron tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 25/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh (HUFO), Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba Thành phố tổ chức họp mặt kỷ niệm 63 năm Chiến thắng Giron (19/4/1961 - 19/4/2024).

Tổng Lãnh sự Cuba tại TP.HCM thăm Chavi Garden và Khu lưu niệm truyền thống Tiểu đoàn 261 - Giron

Trong chuyến làm việc tại Long An, Tổng Lãnh sự Cuba tại TP.HCM - Ariadne Feo Labrada cùng phu quân đến thăm Khu du lịch Chavi Garden, huyện Bến Lức và Khu lưu niệm truyền thống Tiểu đoàn 261 - Giron huyện Thạnh Hóa. Đón tiếp và cùng đi với đoàn có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba tỉnh - Trần Thị Nhanh và Đoàn cán bộ các sở, ngành tỉnh.

Về nơi thành lập Tiểu đoàn 261 - Giron

Mỗi ngày 2 lần, khi trời dịu nắng, cựu chiến binh Trần Văn A (ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) 'thả bộ' từ nhà đến Khu lưu niệm (KLN) Tiểu đoàn 261 - Giron. Ông đảm nhận chăm sóc KLN từ năm 2019. Việc lui tới mỗi ngày để quét dọn, chăm sóc hoa cảnh trở thành thói quen và là niềm vui của ông.

Chiến thắng tiêu biểu của quân dân Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Tiền Giang là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; là một bộ phận của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chiến trường châu thổ sông Cửu Long. Suốt 21 năm chống Mỹ xâm lược, chiến trường Tiền Giang là nơi diễn ra cuộc 'Đấu trí, đấu lực' quyết liệt giữa lực lượng cách mạng và quân Mỹ - ngụy. Sau đây là một số chiến thắng tiêu biểu:

Kỷ niệm 62 năm 'Chiến thắng Giron' tại TP Hồ Chí Minh

Sáng 18/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO), Hội hữu nghị Việt Nam-Cuba Thành phố tổ chức họp mặt kỷ niệm 62 năm Chiến thắng Giron (19/4/1961-19/4/2023).

Nghệ thuật cải lương tái hiện nhân vật lịch sử

Tiếp tục chuỗi hoạt động Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam, tối 19-3, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình nghệ thuật cải lương phục vụ khán giả mộ điệu.

Di tích chiến thắng Xóm Gò: 'Địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích chiến thắng Xóm Gò (tại ấp Xóm Gò, xã Tăng Hòa, nay là thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là di tích lịch sử cấp tỉnh. Hằng năm, tại di tích này, chính quyền và nhân dân đều tổ chức ôn lại truyền thống đấu tranh của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời, đây cũng là 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.DI TÍCH GẮN LIỀN VỚI SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Chiến thắng Ấp Bắc - trận đầu đánh bại chiến thuật 'trực thăng vận', 'thiết xa vận'

Kể từ cao trào Đồng khởi, mở đầu ở Bến Tre, sau đã nhanh chóng lan ra toàn khu Trung Nam Bộ, ta làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng. Song, lực lượng vũ trang ta, nhất là bộ đội tập trung của tỉnh và chủ lực của quân khu còn ít về số lượng, chưa làm chủ được các loại vũ khí, phương tiện hiện đại. Bước sang năm 1963, tình hình đó đặt ra yêu cầu là phải kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân bằng 'trực thăng vận' và 'thiết xa vận' của địch, có như vậy mới hỗ trợ được quần chúng nổi dậy chống phá ấp chiến lược, thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam. Chính vào thời điểm đó, ngày 2/1/1963, đã diễn ra trận Ấp Bắc, trên chiến trường Khu 8.

Quân và dân huyện Cai Lậy với chiến thắng Ấp Bắc

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Cai Lậy có vị trí rất quan trọng. Huyện Cai Lậy là nơi tranh chấp gay go và quyết liệt giữa ta và địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân Cai Lậy dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963). Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra trang sử mới trong lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng bộ huyện Cai Lậy nói riêng, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói chung.QUÂN DÂN CHỦ ĐỘNG PHẢN CÔNG

Hội thảo khoa học Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc

Ngày 29/12, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Chiến thắng Ấp Bắc - Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước'.

Đại đội trưởng Bảy Đen

Để hiểu hơn về Đại đội trưởng Bảy Đen, Báo Ấp Bắc xin đăng lại bài viết của tác giả Bạch Vân trên Báo Ấp Bắc số Đặc biệt kỷ niệm 30 năm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963 - 2-1-1993).

Vẫn vẹn nguyên ký ức hào hùng

Cựu chiến binh Lê Văn Trưng và Lê Văn Vĩ (ấp Tân Thới, xã Tân Phú, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân Ấp Bắc vào ngày 2-1-1963.Trận đánh ngày ấy cách đây đã 60 năm, nhưng năm nào cũng vậy vào những ngày này, với họ, những ký ức về trận đánh, chiến thắng lịch sử lại ùa về như mới xảy ra ngày hôm qua. Chúng tôi đã gặp lại những nhân chứng lịch sử, ghi chép lại những dòng hồi ức về trận đánh năm nào để cùng thế hệ hôm nay ôn lại những năm tháng lịch sử hào hùng của quân và dân Tiền Giang.HỒI ỨC KHÓ QUÊN

Chuyện về người đại đội trưởng trong trận đánh năm xưa

Cách đây 55 năm - ngày 15-9-1967 - trên sông Ba Rài, đoạn qua xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), đã diễn ra trận phòng ngự chống càn của bộ đội Tiểu đoàn 263. Đây là một trận đánh mang tính đột phá, góp phần làm phá sản chiến thuật 'Hạm đội nhỏ trên sông' của sư đoàn 9 Mỹ ở chiến trường tỉnh Mỹ Tho.

Chiến thắng Ấp Bắc oai hùng

Khi nhắc đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta không thể nào quên Chiến thắng Ấp Bắc vào ngày 2-1-1963. Tuy quy mô không lớn bằng những chiến thắng khác trên các chiến trường miền Nam trong suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ, nhưng tác động của Chiến thắng Ấp Bắc rất lớn đối với nhân dân miền Nam và kẻ thù đế quốc Mỹ xâm lược.

Niềm tự hào của cả nước, của quê hương Tiền Giang

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963 trở thành điểm son chói lọi của dân tộc ta, biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, quân và dân huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói riêng, cả nước nói chung. Đồng thời, Chiến thắng Ấp Bắc còn là tiếng chuông báo hiệu cho sự sụp đổ của chiến lược 'chiến tranh đặc biệt' của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hiron của nhân dân Cuba

Sáng 16/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hiron (19/4/1961-19/4/2021), thể hiện tình cảm đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân Cuba.

Tự hào 'Tiểu đội gang thép Nguyễn Văn Đừng'

Ngay trong đêm 1-1-1963, được tin địch sẽ tổ chức càn lớn vào ấp Bắc (xã Tân Phú, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho; nay là xã Tân Phú, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), đồng chí Nguyễn Văn Thạnh, Phó Bí thư Huyện ủy Cai Lậy đã triệu tập khẩn cấp đồng chí Lê Văn Phấn, Bí thư Chi bộ xã Tân Phú về huyện giao nhiệm vụ đưa dân ra lộ 4 tránh địch; đồng thời, hình thành mũi tấn công chính trị đánh địch, du kích xã gắn chặt chiến đấu với bộ đội, các đoàn thể tổ chức tiếp tế, tải thương và vận động những người ở lại kiên quyết bám trụ và tham gia chiến đấu.