Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, từ ngày 4 đến ngày 13 tháng 10, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức trưng bày, triển lãm với chủ đề 'Ký ức Hà Nội - 70 năm' tại phố Bích họa Phùng Hưng.
Với cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt cuối năm 1946 đầu năm 1947, quân và dân Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc một cách quả cảm, kìm chân giặc Pháp và làm tiêu hao sinh lực địch.
Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội 45 Tràng Tiền, tổ chức triển lãm với gần 200 tài liệu và hình ảnh ý nghĩa về chủ đề 'Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh', hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 78 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Tôi gặp Trung tá, NSƯT Phùng Đệ vào một ngày thu. Trong căn nhà nhỏ nằm sâu ở ngõ 45 Phan Đình Phùng, người cựu chiến binh đã ngoài 90 tuổi đang bận rộn với xấp giấy tờ. Tôi sau khi chào ông thì hỏi luôn: 'Chắc những ngày này chú bận lắm?' (tôi gọi ông là chú và xưng cháu). NSƯT Phùng Đệ đặt xấp giấy xuống: 'Từ khi anh Hàm mất (Đại tá Nguyễn Trọng Hàm) tớ đảm nhiệm vai trò là Trưởng ban liên lạc Chiến sĩ quyết tử Hà Nội thay anh ấy'.
Chương trình chính luận nghệ thuật 'Hà Nội - Bản hùng ca phố', do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sẽ diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vào 20h10 ngày 10-10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, trực tuyến trên VTVgo.
Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội ngày nay, những tượng đài 'Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh' như một dấu ấn không thể phai mờ về một giai đoạn lịch sử gian khó nhưng đầy hào hùng.
Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm qua, những kỷ niệm thiêng liêng về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn để lại cho lớp lớp người Hà Nội nhiều cảm xúc khó tả.
Hội thảo 'Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu' do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức là một điểm nhấn thể hiện sâu sắc tư tưởng, quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội trong hành trình 70 năm qua.
Sáng 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra hội thảo Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, kết nối toàn cầu.
Tại Hội thảo, Đại tá. TS Lê Thanh Bài - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã khái quát về quân đội Nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Giải phóng Thủ đô.
Với tiềm năng, lợi thế hiện có, các chuyên gia cho rằng Hà Nội hội tụ đủ các yếu tố để cùng cả nước chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Không gian bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) trưng bày tái hiện lại không gian Hà Nội xưa giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1946 - 1954) đang nhận được sự đón nhận của đông đảo người dân, du khách.
Trong suốt những ngày qua, không khí tưng bừng, rộn ràng của dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) đã và đang len lỏi qua từng con phố khắp Hà Nội với nhiều sắc màu rực rỡ cùng các hoạt động văn hóa thú vị và hào hùng của ngày lễ trọng đại.
Bác sỹ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của Thủ đô Hà Nội là người đại diện của trí thức, của văn hóa, của một thế hệ lãnh đạo tài năng, đức độ, gần dân, vì dân.
Ngày 10/10/1954, Hà Nội hoàn toàn giải phóng trong cảm xúc hân hoan của người dân Thủ đô. Và dù 70 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức ấy không hề phai nhạt mà vẫn chảy rất mạnh mẽ trên khắp các ngõ phố của thành phố Hà Nội.
'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' đã khép lại thành công, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân và du khách. Đây là một hoạt động trọng điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình'.
'Ngày hội văn hóa vì hòa bình' qua bàn tay đạo diễn Hoàng Công Cường khắc họa đầy đủ và đa chiều về Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại một cách công phu và ấn tượng.
Chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' là đại thực cảnh 'Ký ức Hà Nội' gồm 3 phân đoạn. Phân đoạn 1 với chủ đề 'Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến', phân đoạn 2 với chủ đề 'Cảm xúc tháng Mười', phân đoạn 3 với chủ đề 'Khí phách Hà Nội'.
Trong niềm vui hân hoan và tự hào của hàng vạn người dân, hình ảnh đoàn quân Giải phóng tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954, được tái hiện đầy sống động. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ Hà Nội, biểu tượng của hòa bình, độc lập, và khát vọng về một tương lai tươi sáng cho dân tộc, ghi dấu ấn lịch sử vẻ vang sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hình ảnh 'Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về' được tái hiện trong 'Ngày hội văn hóa vì hòa bình' gây xúc động cho hàng triệu người
Sáng nay (6/10), chương trình Ngày hội Văn hóa vì hòa bình chính thức khai mạc mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu 'Thành phố Vì hòa bình' của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
Trong không gian lịch sử được tái hiện lại ở phố bích họa Phùng Hưng, nhiều người đến tham quan không khỏi xúc động bồi hồi về những ký ức xưa cũ, về một thời đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sáng 6/10, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Sáng 6/10, tại Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' đã diễn ra hòa chung không khí rộn ràng của các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tham dự chương trình có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành.
Sáng 6/10, chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu 'Thành phố Vì hòa bình' của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội.
Trưng bày 'Ký ức Hà Nội - 70 năm' tại không gian bích họa phố Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang trở thành điểm đến văn hóa hấp dẫn du khách và người dân Thủ đô.
Không gian giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô được tái hiện tại phố bích họa Phùng Hưng.
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' sẽ được tổ chức tại khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội vào 20h10 ngày 10.10.
Ngày 5/10, đông đảo người dân tham quan không gian Hà Nội xưa ở phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, sáng 4/10, trưng bày 'Ký ức Hà Nội - 70 năm' được khai mạc, tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947 - 1954).
Du khách nước ngoài thích thú thưởng lãm những hình ảnh đẹp, tái hiện Ngày tiếp quản Thủ đô trong ký ức hào hùng không thể quên tại phố bích họa Phùng Hưng.
Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội rực rỡ cờ hoa, tràn ngập niềm vui, chào đón lớp lớp đoàn quân giải phóng từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô, viết nên bản hùng ca trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô và trong 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp.
Sáng 5-10, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội - Trung tướng Vương Thừa Vũ tại Nhà lưu niệm Trung tướng Vương Thừa Vũ, thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.
Diễn ra từ ngày 4 đến 13/10, tại không gian bích họa Phùng Hưng, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giới thiệu triển lãm ảnh tư liệu chủ đề 'Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử'.
Trước âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi 'Toàn quốc kháng chiến'. Cả nước kháng chiến, những chiến công thầm lặng của các chiến sỹ Công an nhân dân bảo vệ các cơ quan đầu não, khám phá nhiều chuyên án gián điệp biệt kích, nội gián, bảo vệ an toàn bí mật các kế hoạch chiến dịch tiến công, chiến lược của ta, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đưa cuộc kháng chiến đến đỉnh vinh quang chiến thắng. Thời khắc lịch sử được tái hiện trong hoạt cảnh 'Toàn quốc kháng chiến' trong chương nghệ thuật 'Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên' tại khu vực Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trụ sở Công an thành phố Hà Nội, số 87 phố Trần Hưng Đạo.
Tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô tại không gian bích họa phố Phùng Hưng từ ngày 04-10 đến ngày 13-10-2024 qua các không gian trang trí, sắp đặt mô hình khu phố cổ xưa, cổng chào, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu; Trình chiếu phim tư liệu về Hà Nội ... hứa hẹn sẽ là một địa điểm 'về nguồn' ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Không khí hào hùng của Ngày tiếp quản Thủ đô đã được tái hiện tại không gian bích họa phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024).
Khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phố cổ đang được xây dựng, tái hiện lại nhiều không gian mang tính lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Không gian phố bích họa Phùng Hưng được tái hiện thành một Hà Nội xưa cũ trong giai đoạn từ năm 1947-1954. Đặc biệt là những hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về trong Ngày Giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh 'Thành phố Vì hòa bình', sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình 'Ký ức Hà Nội - 70 năm' nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954.
Sáng 4.10, tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc chương trình 'Ký ức Hà Nội - 70 năm' tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954.
Sáng nay (4/10), không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện lại.
Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện sinh động tại phố bích họa Phùng Hưng, mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng.
Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954, không khí tưng bừng chào mừng đoàn quân chiến thắng trở về Thủ đô 70 năm trước được tái hiện, thu hút đông đảo du khách tại phố Bích họa Phùng Hưng, Hà Nội.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, sáng nay (4/10) trưng bày 'Ký ức Hà Nội - 70 năm' đã được khai mạc, tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1947 - 1954).
Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, một bức tranh panorama dài 12m, cao 3,5m đang được 60 họa sĩ của Hà Nội gấp rút hoàn thành. Tác phẩm này hứa hẹn sẽ là một công trình ý nghĩa hướng về ngày lễ trọng đại của Thủ đô Hà Nội.
Nhóm họa sĩ trẻ cùng nhau lên ý tưởng và thực hiện bức tranh tường khổng lồ tại khu vực Quảng trường Ẩm thực Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội). Bức tranh giúp những người yêu Hà Nội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Thủ đô thông qua hình thức nghệ thuật cộng đồng.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.