Phát huy giá trị di tích chúa Nguyễn Hoàng ở Quảng Trị

Phục hồi, phát huy giá trị di tích quốc gia liên quan đến dinh chúa Nguyễn ở Quảng Trị là cấp thiết, để khai thác tiềm năng cho sự phát triển.

Công tác lập quy hoạch di tích Chúa Nguyễn không được làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam khi đến khảo sát thực địa khu vực triển khai lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia 'Các địa điểm liên quan đến dinh Chúa Nguyễn (1558- 1626)' tại các xã Triệu Ái, Triệu Giang và thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong vào chiều nay 22/11.

Sớm công bố Đồ án quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích quốc gia dinh Chúa Nguyễn

Ngày 22/11, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội thảo khoa học về 'Hệ thống di tích Chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - Những giá trị lịch sử, văn hóa và định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản'.

Mong muốn sớm có công trình tri ân, tôn vinh Chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây, ông bắt đầu đứng chân trên vùng đất Ái Tử- Trà Bát thuộc huyện Vũ Xương, châu Thuận (nay xã Triệu Ái, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong). Trong thời gian 68 năm từ năm 1558- 1626, Nguyễn Hoàng đã có 3 lần dựng đặt thủ phủ/dinh thự/dinh trấn tại 3 địa điểm trên đất Ái Tử- Trà Bát: Dinh Ái Tử (1558- 1570), Dinh Trà Bát (1570- 1600), Dinh Cát (1600- 1626).

Quảng Trị quy hoạch tu bổ di tích Dinh chúa Nguyễn hơn 500 ha

Tỉnh Quảng Trị sẽ nghiên cứu quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các điểm di tích liên quan đến Dinh Chúa Nguyễn trên địa bàn huyện Triệu Phong.

Giáo dục lòng yêu nước qua hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử

Nhằm nêu cao tinh thần học tập, tìm hiểu, giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào dân tộc, vừa qua, Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quần thể di tích chúa tiên Nguyễn Hoàng cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Đây là một trong những hoạt động về nguồn được nhà trường thường xuyên quan tâm, góp phần xây dựng có hiệu quả 'Mô hình sáng tạo' và đẩy mạnh phong trào thi đua 'Hai tốt', 'Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực' ở đơn vị.

Lòng người quy phục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972-2022); 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2022), cũng là dịp 715 năm vùng đất Quảng Trị về với Đại Việt (1307- 2022). Trong quá trình phát triển, Quảng Trị luôn khẳng định được vai trò, vị trí rất quan trọng của mình với những hành động sáng tạo, việc làm kịp thời, chính sách nhân văn khiến lòng người luôn quy phục.

Kỳ 3: Quảng Trị với niềm vui mới

Nhiều người nghĩ đến Quảng Trị là nghĩ đến nhịp cầu chia cắt mang tên Hiền Lương; nghĩ đến sông Thạch Hãn vẫn đau đáu 'Đáy sông còn đó bạn tôi nằm'; là lớp lớp những tấm bia mộ mà ngày sinh đến ngày mất trùng với hai thập kỷ đau thương của dân tộc. Nhưng ở trong hoàn cảnh nào Quảng Trị cũng đầy bản lĩnh, cháy bùng khát vọng đoàn kết và phát triển mạnh mẽ hướng đến tương lai tươi sáng.

Năm thế kỷ, 50 năm và đôi bờ một dòng sông…

Thạch Hãn không phải là dòng sông rộng dài hùng vĩ như những dòng sông hai đầu đất nước nhưng đó là dòng sông của những khởi nguồn.

Đất và người Quảng Trị

Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, 'địa linh, nhân kiệt'. Cái tên Quảng Trị có từ đời Gia Long nhưng mảnh đất này đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước. Ở bất cứ thời đại nào, nơi đây cũng xuất hiện những bậc hiền tài, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước. Nếu như trong chiến tranh, người Quảng Trị giàu lòng yêu nước thì trong cuộc sống thời bình, người dân nơi đây luôn nỗ lực để vượt qua khó khăn, sống có nghĩa, có tình…

Từ sự kiện 'Gặp gỡ Nhật Bản 2020'

Ngày 25/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tổ chức hội nghị 'Gặp gỡ Nhật Bản 2020' (Meet Japan 2020). Đây là sự kiện quan trọng nhằm giúp chính quyền và doanh nghiệp địa phương Việt Nam kết nối trực tiếp, trao đổi và thúc đẩy các hoạt động hợp tác với các đối tác Nhật Bản.

Lực lượng Công an sát cánh với nhân dân phòng, chống bão số 13

Trong suốt thời gian qua khi cơn bão số 13 đổ bộ vào miền Trung, lực lượng Công an sát cánh với nhân dân trong những thời điểm khó khăn nhất.

Yên Bái: Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới

Nhờ tích cực triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Yên Bái đã tạo ra 'bước ngoặt' mới trong sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, tiến tới hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.

Bảo vệ hiện vật lịch sử bằng ý thức cộng đồng

Pho tượng quý có niên đại 500 năm tuổi của Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - cậu ruột chúa Nguyễn Hoànghiện đang lưu giữ ở thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Từ xưa đến nay, người dân nơi đây đều quan niệm nơi thờ tự pho tượng quý là chốn thiêng liêng, che chở và ban nhiều phước lộc cho con cháu trong làng. Suốt nhiều năm qua, ngoài việc chung tay gìn giữ bảo vật của làng, niềm mong ước chung của người dân làng Trà Liên là có một nơi thờ tự xứng đáng với tầm vóc và công lao to lớn của Thái phó Nguyễn Ư Dĩ để nơi đây trở thành điểm nhấn về du lịch tâm linh của địa phương, nằm trong tổng thể dinh Trà Bát.

Thị xã soi bóng dòng Thạch Hãn

Thị xã Quảng Trị không chỉ là một phần quan trọng của lịch sử tỉnh Quảng Trị, mà còn với cả dân tộc Việt Nam. 210 năm qua, dù mang tên gọi nào, lị sở Quảng Trị hay thị xã Quảng Trị, vùng đất này luôn được các thế hệ nối tiếp nhau hun đúc tạo dựng nên các giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Đăc biệt, trong những năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thị xã Quảng Trị đã được viết bằng máu và hoa để mỗi khi nhắc đến ai cũng tự hào, ngưỡng mộ.