Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học 'Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng' lần 2, lần 3 với chủ đề 'Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược'; 'Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam'.
Tọa đàm Khoa học 'Giáo sư Trần Quốc Vượng (1934-2005) với văn hóa, văn nghệ dân gian Thăng Long - Hà Nội' do Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội đã diễn ra vào ngày 25/10. Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Giáo sư Trần Quốc Vượng, đồng thời tưởng nhớ, tri ân những đóng góp và tình cảm của ông dành cho Thăng Long – Hà Nội cũng như Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.
Sự có mặt của bàn nghiền, chày nghiền, dấu tích của bếp lửa, xương răng động vật, ốc chưa hóa thạch... là tàn tích thức ăn của người tiền sử cách đây khoảng 7.000- 8.000 năm.
Xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây, rồng được biết tới như một sinh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Hầu hết chúng ta đều cho rằng loài vật thần kỳ này không có thật.
BBK -Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp với đoàn khảo sát, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khảo sát khảo cổ học và phát hiện một số di tích người tiền sử tại hang Thẳm Un, thuộc thôn Bản Pjạc, xã Quảng Khê (Ba Bể).
Đoàn khảo cổ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn vừa tiến hành đào khảo sát hang Nậm Lù (xã Hoàng Trĩ); hang Thẳm Pán và hang Thẳm Un 2 (xã Quảng Khê, huyện Ba Bể), phát hiện gần 200 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá, xương và đồ gốm, có niên đại cách ngày nay khoảng 8000 - 10.000 năm.
Sáng 23/11, UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học 90 năm nền 'Văn hóa Hòa Bình'. Dự hội thảo có bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Về phía tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Văn Hon, Nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bạch Công Điệu, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức hội thảo; Bùi Văn Cửu, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện một số địa điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc những dãy núi đá vôi ở xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn cùng các chuyên gia khảo cổ học vừa tiến hành đợt điều tra, nghiên cứu tại địa bàn xã Quảng Khê (Ba Bể). Kết quả đã phát hiện di chỉ hang Thẳm Un. Thông qua bộ di vật được phát hiện, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là một di tích tiền sử quan trọng của tỉnh Bắc Kạn.
Thông tin từ Viện Khảo cổ học cho biết, Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp khảo sát, phát hiện một số địa điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc những dãy núi đá vôi ở xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, trong đó nổi bật là di tích hang Thẳm Un.
Văn hóa Bắc Sơn là một trong những nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng của nước ta ở thời đại đá. Đó là một nền văn hóa tiền sử có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhiều nền văn hóa khảo cổ khác để góp phần tạo nên dòng chảy không ngừng của lịch sử dân tộc.
Việt Nam là một trong các quốc gia giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước, nhưng đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở lĩnh vực này. Khảo cổ học dưới nước vẫn còn 'non trẻ' và cần sự đầu tư cả về nguồn nhân lực và phương tiện, thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Đoàn khảo cổ học vừa phát hiện những dấu tích của người tiền sử trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn) với nhiều hiện vật thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ được tìm thấy.
Việc phát hiện 4 di tích khảo cổ ở Vườn Quốc gia Ba Bể, đặc biệt di tích hang Thẳm Kít, đã làm phong phú thêm nhận thức về văn hóa tiền sử Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Khảo sát một số hang động nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện nhiều di vật quý thể hiện dấu tích, sinh hoạt của người tiền sử.
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện nhiều địa điểm tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn có dấu tích văn hóa của người tiền sử.
Từ ngôn ngữ lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất... nhiều nhà khoa học cho rằng, họ chính là người Chăm, bị nhà Trần bắt ra Bắc làm tù binh...
Đã có rất nhiều lý giải về tục thắp hương của người Việt. Nhưng khi nghe lý giải của PGS.TS Trình Năng Chung, tôi thấy khá mới lạ.