Hơn 60 năm qua, nhân dân hai nước Việt Nam-Lào được sống trong tình đoàn kết, thương mến như anh em ruột thịt. Tình cảm đó nơi dọc dài biên giới chung, lại càng thật tự nhiên và bền bỉ, đặc biệt từ những gia đình mang trong mình hai dòng máu Việt Nam-Lào.
Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; đồng thời xây dựng được thế trận lòng dân vững mạnh, làm nền tảng thực hiện tốt công tác biên phòng.
Con đường dẫn về bản A Dơi Đớ, xã A Dơi nơi đồng bào Pa Kô, Vân Kiều huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) mùa xuân này như khoác lên mình màu áo mới.
Bằng việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… Quân đội đang góp phần giữ vững niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với Đảng, Nhà nước, động viên tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Một mùa xuân mới lại về trên các bản làng của xã vùng cao Ba Tầng, huyện miền núi Hướng Hóa. Những cánh rừng, những cành cây nảy tràn lộc biếc bừng lên trong nắng xuân vàng ửng nơi miền biên giới. Đất trời vùng cao như được khoác tấm áo mới rực rỡ sắc màu mùa xuân khoáng đạt, tinh khôi, đầy sức sống khiến lòng người thêm bình yên và hân hoan trước thềm năm mới.
Với mục tiêu giúp phụ nữ người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, biết đọc, biết viết, biết tính toán đơn giản và có thêm kiến thức, kỹ năng sống, vào tháng 10/2021, Đồn Biên phòng Ba Tầng phối hợp với hội phụ nữ địa phương mở 2 lớp xóa mù chữ dành cho các mẹ, các chị, trong đó có nhiều người Lào được nhập quốc tịch Việt Nam ở thôn A Dơi Đớ và thôn Prin Thành. Những lớp học này dự kiến được tổ chức trong 6 tháng, do cán bộ biên phòng trực tiếp đứng lớp.
Nhiều năm qua, mỗi tuần 3 buổi, lớp học đặc biệt của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị lại sáng đèn bên những sườn đồi ở vùng cao biên giới. Với mong muốn đem cái chữ đến với các mẹ, các chị, những người phụ nữ vốn tảo tần, chịu nhiều thiệt thòi, xưa nay chỉ biết đến cái nương, cái rẫy, những người lính quân hàm xanh đã miệt mài, tận tâm triển khai công tác xóa mù chữ trên địa bàn biên giới huyện Hướng Hóa. Từ đó, nâng cao trình độ nhận thức, góp phần hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội học tập tại khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị.
Đối với vùng biên giới phía Tây Quảng Trị, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người Lào, cư dân di cư tự do sinh sống, việc tuyên truyền cũng như quản lý hành chính dân cư được chú trọng hơn.
Trong các ngày từ 28-3 đến 1-4, Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị đã phối hợp với Đoàn Thanh niên địa phương giúp đỡ gia đình ông Hồ Vân Gian, ở thôn Trùm, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trồng hơn 10 nghìn bầu giống cây dược liệu cà gai leo theo mô hình 'Vườn cây dược liệu sạch'.
Trung tá Trần Đức Tứ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ba Tầng cho biết, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị vừa cùng người dân địa phương hỗ trợ 4 hộ dân ở hai xã thuộc huyện Hướng Hóa là Ba Tầng và A Dơi triển khai mô hình trồng cây dược liệu với tổng diện tích hơn 2 ha.
Đường lên với những chốt dã chiến kiểm soát xuất, nhập cảnh trái phép phòng, chống COVID-19 của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị tuy không quá xa như những nơi khác nhưng cũng đủ cho lưng áo mọi người thấm ướt mồ hôi. Trên cung đường này, ngày ngày Trung tá Lê Thị Vân, nhân viên kiểm thể, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay vượt dốc, lội suối tiếp tế thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ trực chốt... Trung tá Lê Thị Vân là một trong nhiều 'bóng hồng'' của lực lượng biên phòng đang thực hiện nhiệm vụ ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa nơi biên cương Tổ quốc.
Mưa lũ kéo dài, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, biên giới tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam vốn thiếu thốn lại càng trở nên khó khăn bội phần. Tuy nhiên, khi phát hiện trong các túi hàng cứu trợ có tiền, vàng, thay vì giữ lại làm tài sản riêng cho mình, họ đã tìm cách trả lại người để quên. Cứ thế, những con người tuy nghèo về vật chất nhưng đầy lòng tự trọng và tấm lòng lương thiện đã viết dài thêm câu chuyện nhân văn, ấm áp tình người…