Nhà khoa học của nông dân

GS.TSKH Trần Duy Quý là nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực công nghệ sinh học, di truyền và chọn tạo giống cây. Cuộc đời làm khoa học của ông luôn gần gũi, gắn bó với người nông dân bởi sự đam mê, nhiệt huyết đến quên mình cho việc nghiên cứu, lai tạo ra nhiều giống lúa mới năng suất cao, ít sâu bệnh, giúp hạt gạo Việt cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Để sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái

Tại Lễ hội Bonsai và Suiseki Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 15, diễn ra tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (TP.HCM), nghệ nhân sinh vật cảnh (SVC) đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và 40 tỉnh, thành trong nước đã mang đến lễ hội 750 tác phẩm Bonsai và 250 tác phẩm Suiseki (đá mỹ nghệ). Tại đây, nhiều phát biểu của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại biểu SVC trong và ngoài nước đều nhấn mạnh, lợi ích của SVC là giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và là một ngành kinh tế cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ở Việt Nam, ngành SVC đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.

Tiết lộ 'sốc' đằng sau những vụ mua bán giò lan bạc tỷ, gây xôn xao

Theo nhiều dân chơi hoa lan, hầu hết các thương vụ mua bán giò lan đột biến trên thị trường đều là của các chủ vườn lan, hộ kinh doanh nên không loại trừ yếu tố, họ tự đẩy giá để nâng tầm cây nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Giả hạc Ma Bó đột biến 5 tỷ: Thương vụ lố bịch?

'Thương vụ 5 tỷ đồng mà một người Hải Phòng bỏ ra mua giò Giả hạc Ma Bó đột biến ở Lâm Đồng chỉ là một thương vụ lố bịch'.