Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, cán bộ, chiến sĩ và người dân trên Quần đảo Trường Sa bùi ngùi xúc động và vô cùng tiếc thương, cảm giác như mất đi người thân yêu của mình. Từ biển, đảo xa xôi, quân dân Trường Sa kính cẩn nghiêng mình tiễn biệt một nhà lãnh đạo lỗi lạc mà bình dị, trọn một đời vì nước, vì dân.
Với số lượng ngày nắng nhiều quanh năm, các điểm đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 được coi là tiềm năng cho việc phát triển điện năng lượng mặt trời.
Bốn giờ sáng, chúng tôi lên boong, tàu chầm chậm tiếp cận đảo Song Tử Tây. Trong tờ mờ sương, đảo hiện ra dưới ánh trăng thượng huyền lá lúa. Ánh đèn của ngọn hải đăng đang nhấp nháy, báo hiệu cuộc sống bình yên của cư dân trên đảo. Rồi bình minh, Song Tử Tây hiện lên trong nắng một đô thị xanh, rất đẹp giữa trùng khơi sóng vỗ.
Thời gian qua, Ðảng ủy Vùng 4 Hải quân và Huyện ủy Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo quân, dân huyện đảo Trường Sa đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm hậu cần cho đơn vị, địa phương. Trong đó, nghị quyết về xanh hóa Trường Sa được thực hiện từ đầu năm 2023 đã góp phần phủ xanh nhiều đảo, tạo lợi ích thiết thực cho đời sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Ðầu xuân mới, quân, dân huyện đảo nô nức thi đua trồng cây, tích cực tăng gia rau màu, là một trong những việc làm thiết thực thực hiện lời Bác dạy.
Cờ Tổ quốc là hồn thiêng sông núi, là sức mạnh cả dân tộc. Xúc động biết bao khi lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay trên cột mốc chủ quyền Trường Sa và tiếng hát Quốc ca vang hòa cùng tiếng sóng, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng từ bao đời nay.