Bão số 5 và áp thấp nhiệt đới đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Hàng trăm ngôi nhà hư hại, nhiều hecta hoa màu bị ngập úng, giao thông chia cắt.
Những năm gần đây, nông dân Di Linh đẩy mạnh sản xuất các loại cây trồng như chè, cà phê, trái cây... theo tiêu chuẩn VietGAP, nhất là thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác, cung ứng ra thị trường những nông sản thật sự ngon và chất lượng nhất.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như thay đổi nhận thức của người dân. Tuy nhiên, để tránh tình trạng làm ồ ạt, chạy theo phong trào, quá trình thực hiện phải tuân thủ đúng quy trình OCOP, trong đó có việc siết chặt khâu thẩm định và công bố sản phẩm.
Những chỉ tiêu, kế hoạch phát triển trong năm 2021 thể hiện kỳ vọng chuyển đổi mới về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới, đồng thời thay đổi về diện mạo cơ sở hạ tầng, mang đến thịnh vượng trong đời sống vật chất và làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Cục Sở hữu trí tuệ vừa có quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho sản phẩm quế Trà Bồng. Đây là niềm vui cho nghề trồng quế ở địa phương này, góp phần nâng cao giá trị cho loại cây trồng được xem là 'tứ đại danh dược'.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm quế Trà Bồng tiếp cận thị trường sâu rộng hơn, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu, tăng thu nhập cho người dân.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 10, mưa lớn kéo dài đã làm nhiều nơi ở Quảng Ngãi ngập sâu trong nước, tình trạng ở các điểm nứt, sạt lở núi xảy ra từ cơn bão số 9 thêm nặng và tồi tệ hơn, cũng như phát sinh nhiều điểm sạt lở mới.
Hàng chục trụ sở tại huyện Tây Trà (cũ) của Quảng Ngãi đang trong tình trạng bỏ hoang sau khi sáp nhập, gây lãng phí tài sản công
Từ ngày 1.4.2020, cán bộ huyện Tây Trà (cũ) đã chuyển về huyện Trà Bồng làm việc. Theo đó hàng chục trụ sở tại trung tâm huyện lỵ Tây Trà bỏ không. Trong khi đó, huyện Trà Bồng gặp khó trong việc sử dụng các tài sản này để tránh xuống cấp, lãng phí.
Sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều trụ sở, tài sản công của các cơ quan, đơn vị các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa được sắp xếp, bố trí. Trong khi chờ giải quyết, khối lượng lớn tài sản công trị giá hàng trăm tỷ đồng nguy cơ xuống cấp, hư hỏng.
Sau khi sáp nhập vào huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), hàng chục trụ sở làm việc ở Tây Trà (cũ) đang trong tình trạng bỏ không làm dấy lên lo ngại lãng phí tài sản công nếu không có phương án sử dụng hợp lý.