Trong bối cảnh đang có nhiều yếu tố vĩ mô và pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng, trong đó vấn đề minh bạch xuất xứ phải được đặt làm trọng tâm.
Nhìn từ câu chuyện phát hiện đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả sẽ thấy việc kiểm soát chất lượng hàng hóa còn nhiều kẽ hở và 'quả bóng trách nhiệm' thuộc về ai vẫn đang là dấu hỏi. Để hàng giả không tiếp tục 'giết chết' những doanh nghiệp làm ăn chân chính, đòi hỏi phải giải quyết rốt ráo các bất cập, chồng chéo trong khâu chính sách như hiện nay.
Trước căng thẳng thuế quan, các đòn phòng vệ, cùng những rủi ro gian lận thương mại, yêu cầu cao từ thị trường nhập khẩu, đang đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phải chuyển biến tích cực hơn trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xuất xứ hàng hóa. Để 'làm chủ' việc này rất cần phía doanh nghiệp gắn chặt với công nghệ số.
Trước 'cơn ác mộng' hàng giả, hàng nhái, việc đầu tư công nghệ trong truy xuất nguồn gốc được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhằm khẳng định chất lượng và nâng cao lòng tin của khách hàng trên thị trường.