Cuộc tranh giành quyền kiểm soát Ngân hàng trung ương Libya (CBL) đe dọa chấm dứt sự ổn định mong manh kéo dài 4 năm qua ở Libya.
Trong bối cảnh bế tắc chính trị đang diễn ra giữa các phe phái đối lập, xuất khẩu dầu thô của Libya đã giảm mạnh xuống còn 194.000 thùng mỗi ngày vào tuần trước, giảm 81% so với tuần trước đó.
Hạ viện Libya và Hội đồng Cấp cao Nhà nước Libya cơ bản đã thống nhất các nguyên tắc chung về việc bổ nhiệm một thống đốc và ban giám đốc mới cho Ngân hàng Trung ương Libya.
Theo Liên hợp quốc, các cuộc bầu cử đáng tin cậy, toàn diện và an toàn là cách duy nhất để phá vỡ bế tắc chính trị và chấm dứt 'chu kỳ dàn xếp chuyển tiếp' ở Libya.
Xuất khẩu dầu của Libya gần như bị đình trệ khi căng thẳng chính trị bùng nổ về quyền kiểm soát ngân hàng Trung ương của quốc gia này, cơ quan chính quản lý doanh thu từ dầu mỏ tại Libya. Trong bối cảnh này, chỉ một số ít tàu được phép vận chuyển dầu thô từ các kho dự trữ hiện có.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Rosemary DiCarlo sẽ thảo luận với các phe phái của Libya về cách thức hỗ trợ các nỗ lực của Libya và cộng đồng quốc tế nhằm tái khởi động tiến trình chính trị.
Các kỹ sư tiết lộ với Reuters rằng một tàu chở dầu đã được chấp thuận cập cảng và chất dầu thô tại cảng Zueitina của Libya vào thứ Sáu 6/9, trong bối cảnh các Chính phủ đối địch ở phía đông và phía tây dường như sắp đạt được thỏa hiệp trong tranh chấp dẫn đến việc ngừng khai thác và xuất khẩu dầu thô tại quốc gia châu Phi này.
Giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,05 USD, hay 1,42%, xuống còn 72,70 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,14 USD, tương đương 1,62%, xuống còn 69,20 USD/thùng.
Phái bộ hỗ trợ Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) vừa tổ chức các cuộc đàm phán tại Tripoli để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan Ngân hàng Trung ương Libya (CBL). Vụ việc rắc rối nảy sinh do quyết định sa thải Thống đốc CBL được đánh giá là khá bất ngờ, đã lan sang ảnh hưởng tiêu cực hoạt động khai thác tại hàng loạt mỏ dầu ở quốc gia Bắc Phi.
Giới phân tích nhận định giá dầu thô có thể giảm xuống dưới mức hiện nay, giữa lúc các nhà giao dịch dự đoán một giải pháp sẽ sớm được đưa ra để dỡ bỏ lệnh phong tỏa các dầu mỏ ở Libya, trong khi những lo ngại về nhu cầu suy yếu đang gây tâm lý hoang mang trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) đã chính thức đóng cửa mỏ dầu El Feel ở khu vực Tây Nam Libya, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn nguồn cung ở quốc gia Bắc Phi, trong bối cảnh vòng xoáy khủng hoảng chính trị ngày càng diễn biến phức tạp tại Libya.
Một trong những kẻ buôn người khét tiếng nhất thế giới, kẻ đã lợi dụng chức vụ của mình là thành viên cấp cao trong Lực lượng Bảo vệ bờ biển Libya, đã bị bắn chết tại Tripoli, Libya.
Cuộc khủng hoảng xảy ra khi chính quyền ở miền Tây Libya quyết định sa thải Thống đốc CBL khiến chính quyền ở miền Đông quyết định phong tỏa toàn bộ hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Libya.
Các kỹ sư mỏ yêu cầu giấu tên của Libya cho hay việc khôi phục sản xuất dưới mức công suất tối đa của các mỏ này chỉ nhằm mục đích cung cấp điện và nhiên liệu cho các nhà máy trong nước.
Hàng loạt mỏ dầu ở Libya bị phong tỏa khi chính quyền ở miền Đông yêu cầu Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya đóng tại thủ đô Tripoli rút lại quyết định thay thế Thống đốc Ngân hàng trung ương Libya.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) ngày 30/8 cho biết, việc đóng cửa các mỏ dầu gần đây đã khiến tổng sản lượng dầu thô của quốc gia Bắc Phi này giảm khoảng 63%, giữa lúc cuộc xung đột giữa các phe phái đối địch ở miền Đông và miền Tây Libya vẫn diễn biến phức tạp.
Hàng loạt mỏ dầu ở Libya đã bị đóng cửa vào ngày 28/8 khi hoạt động sản xuất tại mỏ Sarir gần như ngưng trệ hoàn toàn.
Việc chính quyền ở miền Đông Libya đóng cửa hàng loạt mỏ dầu, nguồn thu chính của quốc gia Bắc Phi, là động thái trả đũa việc Hội đồng Tổng thống Libya sa thải Thống đốc CBL Sadiq Al-Kabir.
Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ vào ngày 27/8, khi nhà đầu tư hướng đến báo cáo lợi nhuận quan trọng vào cuối tuần này. Trong khi đó, các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 2%, sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó.
Phái bộ hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Libya (UNSMIL) vừa đưa ra tuyên bố bày tỏ mối quan ngại sâu sắc 'về tình hình ngày càng xấu đi ở Libya' đe dọa đến sự ổn định của đất nước. Trọng tâm của cuộc khủng hoảng này là tranh chấp về quyền kiểm soát Ngân hàng Trung ương Libya, báo động về khả năng sử dụng sai mục đích các nguồn tài chính của quốc gia.
Hôm thứ Hai 26/8, chính quyền miền đông Libya cho biết các mỏ dầu ở miền đông Libya, nơi chiếm gần như toàn bộ sản lượng của nước này, sẽ bị đóng cửa và hoạt động khai thác cũng như xuất khẩu cũng sẽ bị dừng lại, sau khi xảy ra căng thẳng liên quan đến lãnh đạo Ngân hàng Trung ương.
Ngày 26/8 Chính quyền miền Đông Libya tuyên bố đang đóng cửa tất cả các mỏ dầu thô, ngừng mọi hoạt động sản xuất và xuất khẩu liên quan cho tới khi có thông báo mới. Trong khi đó, chính quyền tại Tripoli được quốc tế công nhận chưa đưa ra phản ứng nào.
Ngày 26/8, chính quyền miền Đông Libya tuyên bố đang đóng cửa tất cả các mỏ dầu thô, ngừng mọi hoạt động sản xuất và xuất khẩu liên quan cho tới khi có thông báo mới. Trong khi đó, chính quyền tại Tripoli được quốc tế công nhận chưa có phản ứng nào.
Ngày 25/8, Ủy ban Quân sự chung 5+5 (JMC) của Libya khẳng định, thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ, được ký kết vào tháng 10/2020 giữa các phe phái ở quốc gia Bắc Phi này, vẫn còn hiệu lực.
Ngày 23/8, Bộ trưởng Nội vụ Libya Imad Trabelsi thông báo chính quyền nước này và các nhóm vũ trang đã đạt được thỏa thuận tại Tripoli để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.
Bộ trưởng Nội vụ Libya cho biết, các nhóm vũ trang và các tổ chức an ninh đã đạt được một thỏa thuận nhằm xoa dịu những căng thẳng nghiêm trọng tại thủ đô Tripoli trong vài tuần qua.
Bộ trưởng Nội vụ Libya Imad Trabelsi nêu rõ tất cả các nhóm vũ trang, tổ chức an ninh đều bày tỏ sẵn sàng thực hiện thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng nghiêm trọng ở thủ đô Tripoli vài tuần qua.
Ngân hàng trung ương Libya cho biết họ đã nối lại hoạt động sau một thời gian tạm ngưng vì một quan chức ngân hàng bị bắt cóc đã được thả ra.
Ngày 20/8, Liên hợp quốc (LHQ) đã bày tỏ quan ngại về tình hình kinh tế và an ninh đang xấu đi nhanh chóng ở Libya, đồng thời lên án các động thái đơn phương làm gia tăng căng thẳng giữa các bên ở quốc gia Bắc Phi này.
Ngân hàng Trung ương Libya cho biết, giám đốc công nghệ thông tin của ngân hàng đã bị một nhóm không xác định bắt cóc và các giám đốc điều hành khác đã bị đe dọa. Sự việc xảy ra một tuần sau khi các tay súng tấn công trụ sở chính của ngân hàng.
Ngân hàng Trung ương Libya có trụ sở tại Tripoli ngày 18-8 đã dừng mọi hoạt động sau khi một cán bộ cấp cao của ngân hàng bị bắt cóc cùng ngày.
The Guardian hôm 18/8 đưa tin, người đứng đầu bộ phận công nghệ thông tin của ngân hàng trung ương Libya đã bị một nhóm đối tượng không rõ danh tính bắt cóc, buộc ngân hàng này phải dừng mọi hoạt động.
Người đứng đầu bộ phận công nghệ thông tin của Ngân hàng trung ương Libya đã bị một nhóm không rõ danh tính bắt cóc vào sáng 18/8, một số nhân viên khác của ngân hàng cũng đã bị đe dọa.
Nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế quan ngại rằng Libya đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến mới khi hai chính quyền đối địch ở hai đầu đất nước, rạn nứt chính trị và đáng chú ý là họ đang tiến hành đợt huy động quân sự mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, giới phân tích trong khu vực cho rằng giao tranh tái diễn ở Libya đã làm dấy lên những lo ngại về cuộc xung đột rộng lớn hơn, đe dọa tiến trình chuyển đổi chính trị do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ và đẩy đất nước bị chiến tranh tàn phá này vào tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng hơn.
Trong phiên họp ngày 13/8, Quốc hội Libya đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chấm dứt nhiệm kỳ của Chính phủ thống nhất quốc gia Libya (GNU) do Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibeh đứng đầu và đặt tại Tripoli, đồng thời tuyên bố Chính phủ ổn định quốc gia Libya (GNS) của Thủ tướng Osama Hamad là chính phủ hợp pháp cho đến khi một chính quyền thống nhất được bầu ra.
Một hội nghị hòa giải dân tộc giữa các phe phái tại Libya dự kiến sẽ diễn ra vào giữa tháng 10, với sự tham dự của thành viên Hội đồng Tổng thống Libya Musa al-Koni.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya ngày 9/8 thông báo giải cứu 124 người di cư ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 9/8 đã kêu gọi các bên tại Libya kiềm chế sau khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia Lybia (GNU) có trụ sở tại Tripoli đặt các lực lượng của GNU trong tình trạng báo động cao để đề phòng một cuộc tấn công của các lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Haftar ở miền Đông Libya.
Chính phủ Libya được quốc tế công nhận tại Tripoli coi việc đóng cửa mỏ dầu Sharara là hành động gây áp lực chính trị.
Cục Kiểm soát di cư bất hợp pháp Libya phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc đã thực hiện hai chuyến bay hồi hương chở 204 người Nigeria và 165 người Mali về nước.
Với giấy gói và nhãn mác như các bộ phận của tuabin gió, chiếc UAV này đang cố gắng để vượt qua lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc để đến Libya.
Ngày 17-7, Thủ tướng Tunisia đã kêu gọi các nước châu Âu tăng viện trợ tài chính cho Tunisia và các nước khác để giúp giải quyết dòng người di cư từ châu Phi cận Sahara.
Giới chức Libya ngày 10/7 cho biết có tới 4/5 số người nước ngoài ở quốc gia Bắc Phi này không có giấy tờ hợp pháp và việc tiếp nhận người di cư có ý định đến châu Âu là điều 'không thể chấp nhận được'.
Bộ Năng lượng Litva ngày 10/7 cho biết các nhà vận hành hệ thống truyền tải điện trong vùng Baltic có kế hoạch thông báo với Nga và Belarus quyết định không gia hạn hợp đồng BRELL và tách khỏi hệ thống điện hậu Xô viết (UPS) của Nga.