Có người mẹ sinh đứa con thứ nhất, bé chào đời khỏe mạnh, nhưng chỉ sau 24 giờ, bé tím tái và tử vong. Đến đứa thứ hai, người mẹ bất hạnh đó chỉ ở cạnh con được 48 giờ rồi đứa bé cũng tử vong, các y bác sĩ thì không xác định được nguyên nhân tử vong từ đâu. Lại có những người mẹ sinh con bị bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne khiến người mẹ này không dám sinh con…
Xét nghiệm tiền hôn nhân là một bước kiểm tra sức khỏe quan trọng cho các cặp đôi trước khi kết hôn. Xét nghiệm này ngoài việc giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, còn có thể tìm thấy gen di truyền dạng lặn có thể ảnh hưởng đến con cái trong tương lai của họ.
'Tôi rất hạnh phúc vì đến nay nhiều trẻ đã được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhờ áp dụng công nghệ của chúng tôi - sàng lọc, chẩn đoán phát hiện gen bệnh lý di truyền' - tân Giáo sư Trần Vân Khánh - Trưởng Bộ môn Bệnh học phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học; Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen-Protein, Trường Đại học Y Hà Nội tự hào khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo TNVN.
Giáo sư, tiến sĩ Trần Vân Khánh (sinh năm 1973, quê ở xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương) là nữ giáo sư duy nhất của ngành y được công nhận trong năm nay.
Tân giáo sư đang công tác tại Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, nghiên cứu khoa học là con đường đầy chông gai và vất vả nhưng nếu có khát vọng, có ý chí vươn lên, có niềm đam mê với công việc thì chắc chắn sẽ đi đến thành công.
Nếu giải thưởng Nobel Y học 2018 không xướng tên GS. Tasuku Honjo (Nhật Bản) vì phát minh trong điều trị ung thư bằng cách sử dụng các tế bào miễn dịch để tấn công tế bào ung thư, có lẽ không nhiều người biết đến những cống hiến khoa học to lớn và âm thầm của GS.TS. Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen-Protein, Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học.