A Bung vang vọng tiếng cồng chiêng

Đakrông là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân. Trong đó, xã A Bung là một trong những điểm sáng, hiện còn bảo tồn, lưu giữ được các di sản văn hóa vật thể quý giá như cồng chiêng, khèn, trống, thanh la... và cũng là địa phương thành lập được 2 đội cồng chiêng trên địa bàn.

Đồng bào Tà Ôi 'giữ hồn' thổ cẩm

Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với núi rừng, đồng bào Tà Ôi ở các huyện vùng cao Quảng Trị đã không ngừng phát triển và lưu giữ một nền văn hóa đặc sắc, thể hiện sống động qua các sáng tác dân gian, kho tàng âm nhạc, các hình thức lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, cùng với một số nghề thủ công để đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Mặc trang phục truyền thống nơi công sở ở xã A Bung

Cùng với tiếng nói và chữ viết, trang phục truyền thống là nét đẹp văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc, trong đó có dân tộc Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông. Trang phục truyền thống không chỉ để người dân nơi đây mặc trong những dịp lễ, Tết mà hiện nay xã A Bung còn triển khai cho cán bộ, công chức xã mặc trang phục dân tộc ở công sở vừa tạo sự gần gũi hơn với Nhân dân, vừa góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Pa Kô.

Sông Đakrông 'đổi màu', dân không biết lấy đâu ra nước sinh hoạt

Theo lãnh đạo xã A Bung (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), nước từ đầu nguồn đã cạn, trong khi nước sông Đakrông có màu bất thường, người dân phải sử dụng nước giếng khoan nhưng nguồn nước này cũng bị phèn nặng.

Đồng bào thiểu số ở Pire vươn lên từ nghèo khó

Cách đây hơn hai năm, việc hai thôn Pire 1 và 2 (xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) sáp nhập vào xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) được đông đảo người dân trên địa bàn đón nhận và hết sức phấn khởi.

Phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở

Xác định thiết chế văn hóa cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển phong trào rèn luyện thể dục - thể thao, thời gian qua, huyện Đakrông đã tập trung đầu tư, triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở.

Giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc Pa Kô

Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đây là một nghề thủ công không chỉ làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn mặc hằng ngày, mà còn mang bản sắc độc đáo của người Pa Kô.

Yêu thương những mầm xanh biên giới

Những đứa trẻ đồng bào Pa Cô được người lính Biên phòng đặt tên chất chứa bao nhiêu hi vọng - Hồ Biên Cương, Hồ Thị Biên Thùy đã phần nào cho thấy sự gắn bó đầy nghĩa tình giữa quân và dân nơi biên giới. Sau này, những mầm non tương lai ấy sẽ vươn lên thành cây, củng cố cho 'phên dậu quốc gia' ngày càng vững chãi, cùng BĐBP xây dựng, bảo vệ biên giới, bảo vệ bản làng quê hương.

Nỗ lực bảo vệ rừng giáp ranh

Là địa phương có địa hình rừng núi phức tạp, nhiều diện tích rừng giáp ranh với huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có nhiều khu vực là rừng tự nhiên phòng hộ cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Do vậy, những năm qua, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã A Bung, huyện Đakrông đã được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Cán bộ xã, giáo viên người Pa Kô mặc trang phục thổ cẩm vào đầu tuần

Vào thứ 2 hằng tuần, cán bộ, giáo viên xã A Bung, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị lại khoác lên mình bộ trang phục thổ cẩm truyền thống đến công sở, trường học nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Pa Kô. Đây là kết quả dự án khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của người Pa Kô ở miền núi, biên giới tỉnh Quảng Trị.

Tạo điều kiện cho công chức, viên chức thu nhập thấp có nhà ở

Được triển khai từ năm 2018, đến nay, chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã giúp nhiều gia đình thu nhập thấp tại huyện Đakrông, trong đó bao gồm nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có được căn nhà kiên cố, khang trang để ở. Điều này không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị miền núi huyện Đakrông.

Nhường nhà làm chốt chống dịch

Thời gian qua, COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc. Sự nguy hại của COVID-19 đã khiến nhiều người e ngại, tránh tiếp xúc, đặc biệt là các địa điểm như khu cách ly, chốt kiểm dịch… Vậy nhưng ở huyện miền núi Đakrông có một người phụ nữ đã sẵn sàng nhường ngôi nhà của mình để làm chốt kiểm dịch. Đó là chị Trịnh Thị Nga, ở thôn Cu Tài 2, xã A Bung.

Các lực lượng phòng, chống dịch bệnh COVID -19 phải luôn trong tư thế 'sẵn sàng chiến đấu'

Hôm nay 22/1/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống COVID -19 tỉnh Hoàng Nam cùng các thành viên trong ban chỉ đạo đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh trên tuyến biên giới qua địa bàn huyện Đakrông và làm việc với các lực lượng chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch.

Giếng nước cộng đồng ở vùng biên giới A Bung

Trong 3 năm triển khai và thực hiện Chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương', cán bộ các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu nhận được nhiều câu chuyện thú vị trên suốt hành trình nhân ái. Đó là hình ảnh các phụ nữ, cụ già nơi biên giới mừng vui lần giở những gói quà; các già làng, trưởng bản xúc động kể về câu chuyện mưu sinh đầy khó khăn của người dân vùng đất luôn khô hạn…

UBND tỉnh Quảng Trị thăm và hỗ trợ người dân bị thiệt hại do lốc xoáy

Sáng nay 18.4.2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã đến thăm, động viên và hỗ trợ người dân bị thiệt hại do lốc xoáy tại xã A Bung và A Ngo.

Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa đá và lốc xoáy tại huyện Đakrông

Ngày 18/4, một số xã ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương khắc phục hậu quả của trận mưa đá kèm lốc xoáy xảy ra vào chiều tối 17/4.

Quảng Trị: Lốc xoáy quét qua, hàng chục nhà dân bị tốc mái

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy vào chiều 17-4 đã khiến hàng chục nhà dân tại huyện miền núi Đakrông (tỉnh Quảng Trị) bị tốc mái, hư hại.

Gạo thiêng cho rể quý của người Pa Kô

Gạo 'ra dư' với những đặc tính hiếm có, được người Pa Kô ở dãy Trường Sơn dành để nấu cho con rể, khách quý, người già.

Dưới bóng nhà dài…

Nơi miền sơn cước tỉnh Quảng Trị bây giờ chẳng còn nhiều những căn nhà dài truyền thống của người Pa Kô. Lạc vào những căn nhà dài hiếm hoi còn lưu giữ được giữa đại ngàn ấy, tôi như lạc vào một miền cổ tích xa xôi…

Người có uy tín và những đóng góp thầm lặng cho bản làng

Luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của thôn, bản, được dân tin, bản mến…, đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang lặng lẽ đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ở huyện Đakrông những năm qua đã xuất hiện nhiều tấm gương như thế. Họ xứng đáng được tôn vinh, biểu dương, khen ngợi…

Lấy rượu đoác trên cây, người đàn ông nghèo ở Quảng Trị tử vong

Leo lên giàn giáo cao hơn 4 mét để lấy rượu đoác ở trên cây, người đàn ông không may bị ngã, va đầu vào đá tử vong tại chỗ.

Leo cây đoác lấy rượu, ngã trúng tảng đá tử vong

Trong lúc leo lên cây đoác cao hơn 4m lấy rượu, người đàn ông không may ngã trúng tảng đá tử vong.

Trèo lấy rượu chảy từ thân cây, người đàn ông rơi xuống đất tử vong

Trong quá trình lấy rượu từ thân cây đoác, một người đàn ông ở Quảng Trị bị rơi xuống đất tử vong.