Sáng 13-11, nhân chuyến công tác tại huyện Kbang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Nguyễn Ngọc Lương đã dâng hoa, dâng hương tại Khu Di tích Lịch sử cách mạng của tỉnh-Khu 10, xã Krong và Đền tưởng niệm liệt sĩ Ka Nak (thị trấn Kbang).
49 năm sau ngày giải phóng, người dân làng Đak Bok (xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, tập trung lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo sự khởi sắc nhiều mặt nơi vùng căn cứ.
Ngày 9-3, tại xã Krong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề ghép quý I-2024 của chi bộ 2 (Đảng bộ Báo Gia Lai) và chi bộ làng Đak Bok (xã Krong, huyện Kbang) với chủ đề 'Phát huy truyền thống vùng căn cứ trong xây dựng làng nông thôn mới'.
Thông qua công tác kiểm sát Thi hành án hình sự tại UBND cấp xã, VKSND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chỉ ra những vi phạm, thiếu sót để kịp thời yêu cầu khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THAHS tại cộng đồng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vừa phối hợp với tổ chức Frankfurt Zoological Society tại Việt Nam, UBND xã Krong (huyện Kbang) tổ chức tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, giao nộp súng và vật liệu nổ tại 2 làng Tăng Lăng và Tung Gút.
Tuyến đường Trường Sơn Đông đi xã Krong huyện Kbang (Gia Lai) dài hàng chục cây số xuống cấp từ nhiều năm nay khiến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn. Mặt đường bong tróc, xuống cấp nghiêm trọng hiện hữu nguy cơ tai nạn giao thông.
Sau ngày đất nước thống nhất, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo các vùng căn cứ cách mạng đã thay đổi nhanh chóng, đời sống cư dân không ngừng được nâng lên.
Ngày 3-5, Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang phối hợp với Câu lạc bộ Tấm lòng vàng An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) và Tịnh xá Phước Hưng (Ấp Trầu, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cùng UBND xã Krong tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tại làng Bngăn và Tăng Lăng.
Ba đối tượng là Trần Văn Hà, Ngô Văn Thắng và Trần Văn Kền (cùng ngụ xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai), đang dùng cưa xăng để cưa, xẻ gỗ trái phép thì bị lực lượng chức năng 'tóm gọn'. Tổng khối lượng gỗ bị khai thác trái phép là gần 20m3
Ngày 19-1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và huyện Kbang tổ chức thăm, chúc Tết và tặng quà cho hộ nghèo xã Krong.
Sáng 16-10, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh thông tin về 2 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại huyện Kbang.
Tôi được phân công lên công tác ở huyện 4 khi anh Lê Tam đang là Bí thư Huyện ủy. Nhiệm vụ lúc đó là bám các ấp chiến lược để tuyên truyền phá ấp. Khi ở căn cứ Khu 1, tôi đã biết nói một ít tiếng dân tộc Bahnar. Nay lên Khu 4 tôi phải học nói tiếng Jrai.
Ngày 29-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Dương Gia Gia Lai và UBND xã Krong (huyện Kbang) tổ chức cấp cây giống mắc ca cho người dân của xã bị ảnh hưởng bởi mưa lũ năm 2020.
Được đánh giá là quần thể rừng Hương 'độc nhất vô nhị' còn lại của Tây Nguyên, hàng trăm cây Hương có tuổi đời hàng trăm năm quần tụ tại khu vực xã Krong (H. Kbang, Gia Lai). Thế nhưng, từ bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ đến giá trị gỗ Hương ngày càng cao khiến việc giữ những cây gỗ quý này nan giải hơn bao giờ hết.
3 cây giáng Hương cổ thụ và 1 cây Bằng lăng tại huyện Kbang, Gia Lai đã bị lâm tặc cưa hạ trái phép; tổng khối lượng gỗ thiệt hại là hơn 16,2 m3 nhưng gỗ thu giữ tại hiện trường chỉ còn là 1,271 m3.
Năm 1970, khi đang công tác tại Ban Sản xuất Khu 5 (huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam), tôi nhận được quyết định bổ sung cho Ban Sản xuất tỉnh Gia Lai. Từ Quảng Nam vào Gia Lai đi 7 ngày đường. Không có lương thực, anh em cơ quan nạo củ mì thành sợi phơi khô cho tôi làm đồ ăn. Dọc đường, ngoài mì khô, tôi kiếm rau, măng le, môn thục, môn tróc, lá tàu bay ăn thêm.
Tại huyện Kbang, sâu keo mùa thu hại bắp đã xuất hiện trở lại. Để chủ động phòng trừ, hạn chế lây lan, cơ quan chuyên môn và bà con nông dân đã triển khai các biện pháp phù hợp.
Những năm qua, tỉnh ta ưu tiên nguồn lực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình 135… đã tạo nên những đổi thay đậm nét ở khu vực nông thôn.
Sau hàng chục năm di cư vào sinh sống cùng cộng đồng người Kinh, Bahnar, bà con người dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Mường, Tày, Thái… ở xã Krong (huyện Kbang) vẫn giữ nguyên nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần đem đến những sắc xuân tươi mới, độc đáo. Đặc biệt, mỗi năm, đồng bào nơi đây có đến... 3 cái Tết!Với người Mường, người Thái ở Krong, Tết Nguyên đán không thể thiếu bánh tét và cây mía trong lễ vật dâng cúng gia tiên. Theo phong tục của người Mường, lễ vật bao gồm: bánh kẹo, bánh tét, thịt, nải chuối xanh và 2 cây mía. 'Người Mường chúng tôi đặt 2 cây mía ở 2 bên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa tượng trưng cho cây gậy để các cụ chống đi về đón Tết cùng con cháu'-chị Đinh Thị Chuyên-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Hro (xã Krong) chia sẻ.
Cuối năm 1981, công trình thủy lợi Đak Hnir (xã Krong, huyện Kbang) bị mưa lớn làm lấp một đoạn kênh mương. Phòng Nông nghiệp điều tôi đến công trường gấp để nạo vét, đưa nước ra cánh đồng cho kịp vụ cấy. Tôi nhận nhiệm vụ lên đường vào sáng 20 tháng Chạp.
Sau hàng chục năm di cư vào sinh sống xen lẫn trong cộng đồng người Kinh, Bahnar, bà con người dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Mường, Tày, Thái… ở Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai vẫn giữ nguyên nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp. Họ góp phần đem đến những màu sắc mùa xuân tươi mới, độc đáo cho vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh.
Tháng Chạp, những vạt rẫy của bà con người Bahnar ở xã Krong (huyện Kbang, Gia Lai) cũng vào mùa ngơi nghỉ. Lúa rẫy đã được tuốt gọn, bắp đã được bẻ, chỉ còn từng vạt đậu cô ve lùn đang đương vụ chín… Trong nhà, rượu ghè đã ủ sẵn chỉ đợi ngày xuân.
Sáng 21-12, tại UBND xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ nghiệm thu bàn giao và hỗ trợ máy cày của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam cho HTX Nông nghiệp Krong.
Những cây hương cổ thụ còn sót lại tại lâm phần của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa (H. Kbang, Gia Lai) trở thành 'của hiếm' trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Thế nên, các đối tượng lâm tặc kéo về đây chờ sơ hở của lực lượng bảo vệ rừng để khai thác, vận chuyển trái phép. Không những thế, số đối tượng lâm tặc này còn đe dọa, đánh đập nhân viên bảo vệ rừng nơi đây.
UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND H. Kbang phản hồi thông tin về việc người dân phát hiện cây gỗ sưa (huỳnh đàn) giá trị hàng tỷ đồng tại địa bàn xã Krong (H. Kbang). Việc phát hiện, đào bới được cây gỗ sưa bán tiền tỷ theo chính quyền địa phương chỉ là... dư luận.
Ông Trương Thanh Hà-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang-cho biết: Đơn vị đang phối hợp với các ngành chức năng của huyện điều tra vụ 2 cây gỗ hương ngã đổ trên lâm phần do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krông Pa quản lý.
Sau khi phát hiện cây gỗ sưa tiền tỷ dưới lòng hồ, cả nhóm trong làng được trả 600 triệu đồng, còn người nhận có rẫy ở vị trí gỗ sưa được tìm thấy sở hữu 500 triệu đồng.
12 người dân làng Sinh (xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai) đã tìm thấy cây gỗ sưa khủng, trị giá tiền tỉ bị vùi dưới cát ở bờ thượng nguồn sông Ba.
Tại thượng nguồn sông Ba đoạn qua làng Sing, xã Krong, H.Kbang, Gia Lai một số người dân đi xăm đã phát hiện 1 cây gỗ nghi là sưa với giá trị ước đến hàng tỉ đồng.