BĐBP gắn bó máu thịt với nhân dân khu vực biên giới (bài 3)

Bằng tấm lòng, trách nhiệm của 'Bộ đội Cụ Hồ', chương trình 'Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng' ở BĐBP Hà Giang, BĐBP Cao Bằng đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực. Nghĩa cử đầy tính nhân văn đó đã giúp các em học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới được đến trường và tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn.

Tết của những đứa trẻ mồ côi làm con nuôi Đồn Biên phòng Phó Bảng

Được Đồn Biên phòng Phó Bảng nhận làm con nuôi, 3 chị em mồ côi may mắn viết tiếp ước mơ dang dở và có thêm một gia đình lớn, cùng đón Tết sum vầy hằng năm.

Nâng bước, ươm mầm tương lai nơi biên giới

Những người bố nuôi quân hàm xanh hằng ngày đưa, đón đàn con đến trường đã trở thành hình ảnh đẹp, đầy ấm áp trong lòng đồng bào các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Mục tiêu ban đầu của chương trình 'Nâng bước em đến trường-con nuôi đồn biên phòng' là sự tri ân đồng bào các dân tộc đã sát cánh cùng bộ đội biên phòng trong sự nghiệp bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Ấm tình cha nuôi biên phòng

3 chị em Vàng Thị Chá, Vàng Thị Sáu và Vàng Thị Chở, ở thôn Sà Phìn A (xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang), mồ côi cha từ năm 2014. Người mẹ qua biên giới làm thuê rồi lập gia đình riêng, để 3 con côi cút nơi miền núi đá.

Con nuôi lính biên phòng

Phụ trách địa bàn 4 xã và 1 thị trấn biên giới huyện Đồng Văn, Đồn Biên phòng Phó Bảng (tỉnh Hà Giang) luôn là điểm tựa vững chắc cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi địa đầu Tổ quốc.

'Cha nuôi' mang quân hàm xanh

Chương trình 'Con nuôi đồn biên phòng' được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động từ tháng 7-2019. Hiện nay đã có 138 đồn biên phòng thuộc 28 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, thành phố nhận nuôi 355 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là chương trình mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện phương châm truyền thống của BĐBP: 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt'.

Con nuôi của đồn biên phòng và những tấm lòng nơi biên cương Tổ quốc

Họ - những người lính biên phòng để lại sau lưng mình gia đình để đi giữ biên cương, dồn gánh nặng chăm sóc con cái lên vai người vợ, người mẹ trong nhà, nhưng họ lại sẵn sàng nhận những đứa trẻ con em các dân tộc nơi biên giới là 'con nuôi' để chăm sóc, nâng bước các em trong cuộc sống.