Nhớ lần đến 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) làm phim nhân ngày giỗ nữ GS.TS Võ Hồng Anh (ngày 18 tháng 7), một người bạn học với chị hồi ở Nga nói: Bên ấy, các bạn Nga và cả bọn tôi đều gọi đùa Hồng Anh là… 'Quận chúa'…
Trong số những kỷ vật được trưng bày tại gian phòng tiểu sử Đại tướng tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, bức thư của Người gửi 'các anh chị em dân công vận tải' vẫn còn vẹn nguyên và đầy xúc động.
Những ngày cuối năm, dù tất bật công việc nhưng nhiều người luôn tìm đến ngôi nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Dọc các xóm làng ở quê nhà Đại tướng, người dân Lệ Thủy đang tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Khác với hầu hết các làng quê Việt Nam thường xem Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm, ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình thì Tết Độc lập mới là tết được tổ chức lớn nhất hằng năm.
Lớn lên ở một làng quê bên dòng sông Kiến Giang, tuổi thơ vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp luôn gắn với hình bóng con sông xứ Lệ.
Thế kỷ XX đầy bão táp và biến động, trải qua hai cuộc đại chiến thế giới thứ nhất và thứ hai, cướp đi hàng triệu sinh mạng. Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Phong trào các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh, phá bỏ gông xiềng của chủ nghĩa thực dân.
Nhà giáo Hồ Cơ ở phường Thành Công (Hà Nội) đã kính tặng Đại tướng đôi câu đối: Văn lo vận nước văn thành võ/ Võ thấu lòng dân võ hóa văn. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp gắn với một võ tướng lừng danh, nhưng dường như lại cũng gắn rất chặt với 'văn'.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người con ưu tú của quê hương Quảng Bình. Dù đi đâu, ở cương vị gì, thời điểm nào, Đại tướng luôn dành tình cảm cho nơi mình sinh ra và lớn lên từ thủa thiếu thời. Với mỗi người chúng ta, trong đời, được một lần gặp Đại tướng là niềm vinh dự, tự hào. Với những nhà báo đã được gặp, nói chuyện với Đại tướng thì bao cảm xúc luôn trào dâng. Những ký ức về Đại tướng dưới đây của một số nhà báo cùng quê với Đại tướng càng khắc họa thêm sự ấm áp, chan hòa của một người uyên bác...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cả thế giới biết đến và ca ngợi là một trong 10 thiên tài quân sự của thế kỷ XX và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất mọi thời đại. Trong ký ức người dân Việt Nam, hình ảnh của đại tướng không những là một vị tướng kiệt xuất làm thay đổi vận mệnh của dân tộc mà còn là một nhà giáo dục, một thầy giáo dạy lịch sử nổi tiếng.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách 'Vietnam: A history', Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: 'Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử'…
'Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà'!...