Sáng 8-10, tại TPHCM, Liên Chi hội (LCH) Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 TPHCM đã tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 1 (2023-2028).
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm tổng tiến công, nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27-1-1973 / 27-1-2023), ngày 19-2, Ban liên lạc truyền thống cựu chiến binh Sư đoàn 324 tại Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt truyền thống.
Những ngày đầu năm 2023, những người lính từng tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 năm xưa quay trở lại thăm chiến trường ác liệt Hương Trà (TT Huế) - cửa ngõ bảo vệ phía Bắc thành phố Huế trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 55 năm về trước. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1968 ghi dấu ấn tình quân dân sâu đậm trong lòng những cựu chiến binh và nhân chứng lịch sử.
Đây là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đặc biệt là giá trị trong chiến thắng của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 trên mảnh đất Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 31/1, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Quân khu Trị - Thiên (B4-B5 tại Quân khu 4) tổ chức buổi gặp mặt giao lưu truyền thống nhân dịp kỷ niệm 55 năm Tổng tấn công và Nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (31/1/1968 - 31/1/2023).
Nhìn lại 'sứ mệnh lịch sử' của Đoàn Văn công Quân giải phóng Trị Thiên, có thể thấy rằng, đây là đoàn văn công đầu tiên và duy nhất vào chiến trường Trị Thiên thời bấy giờ; là một đoàn văn công có quy mô lớn, quy tụ đông đảo cán bộ, diễn viên, nhân viên tài năng. Trải qua 12 năm (1964 - 1976) phục vụ bộ đội và Nhân dân trên khắp chiến trường Trị Thiên, cán bộ, diễn viên, nhân viên đoàn đã có nhiều cống hiến xuất sắc trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Do gắng quá sức, một con trâu đứt ruột chết tại chỗ. Con còn lại vẫn cùng quân dân kéo pháo. Khẩu pháo nhích từng chút cuối cùng cũng đưa về nơi an toàn. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, vài ngày sau, con trâu đó cũng 'hi sinh'. Câu chuyện đôi trâu kéo pháo ngày ấy đã trở thành huyền thoại.