Thượng tá, nhà văn Như Bình, Trưởng ban Chuyên đề, Báo Công an nhân dân quan niệm, viết hay vẽ đều là cách chị làm bạn với chính mình. Trong hành trình sống ấy, để làm bạn được với chính mình, chia sẻ, tha thứ và yêu thương mình là điều may mắn nhất.
Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 92/2021/TT-BCA ngày 12/10/2021 của Bộ Công an quy định về hoạt động, định mức vật chất bảo đảm nhu cầu văn hóa, tinh thần và rèn luyện thể chất của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Tôi mượn chữ CÕI THƠ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết 'Cõi người, cõi thơ' in trang đầu tập thơ mới xuất bản 'Dương Kỳ Anh thơ chọn' (NXB Hội Nhà văn, 2023).
Là một biên kịch sân khấu khá nổi, tác giả Vương Huyền Cơ có nhiều kịch bản đoạt nhiều giải thưởng danh giá. Mấy năm gần đây, kịch bản 'Thành phố tình yêu' của chị đoạt giải B tại Cuộc vận động sáng tác Chủ đề 'Mãi mãi một tình yêu' do UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thông tin phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2020.
Tranh minh họa từ lâu đã là một yếu tố không thể thiếu của báo chí, góp phần làm nên sự sống động, thành công của các ấn phẩm. Các họa sĩ đã để lại tên tuổi cùng dấu ấn cá nhân của mình qua các tác phẩm vẽ minh họa truyện ngắn, chuyện dài kỳ, bút ký, tản văn, thơ... Họa sĩ Lê Tiến Vượng khẳng định rằng: 'Vẽ minh họa cho các tờ báo vừa là cái duyên, cái thú, vừa là cái nghiệp mà mỗi họa sĩ tự tạo nên cho mình. Và minh họa, với họ, không phải để lấp chỗ trống'.
Tranh minh họa là một yếu tố không thể thiếu của báo chí, góp phần làm nên sự sống động, thành công của các ấn phẩm. Lặng lẽ, âm thầm, các họa sĩ đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân qua các tác phẩm vẽ minh họa truyện ngắn, truyện dài kỳ, bút ký, tản văn, thơ...
Cách cư xử nhân văn của nhà văn Nguyễn Tuân với 'anh thợ nhà in', không phải nhà văn nào cũng có và thời bây giờ thì càng hiếm.
Nikolai Ostrovsky là một nhà văn tài năng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ostrovsky là cuốn tiểu thuyết 'Thép đã tôi thế đấy'.
Từ khi ra đời, từng chặng đường phát triển của Báo CAND luôn nhận được sự đồng hành, đóng góp tâm huyết của các văn nghệ sĩ. Họ không chỉ đồng hành trên trang viết mà còn sát cánh trong nhiều hoạt động nhân văn của Báo. Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày phát hành số báo đầu tiên, phóng viên Báo CAND ghi nhận những tâm tư, tình cảm của các văn nghệ sĩ đã dành cho Báo trong suốt thời gian qua.
Một trong những hình ảnh xúc động nhất được lan truyền trên mạng những ngày qua là việc nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đeo chiếc khẩu trang chừa một khoảng hở nhỏ trước miệng vừa đủ để thổi kèn saxophone cùng với kính chống giọt bắn biểu diễn cho hàng trăm y, bác sĩ, nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại khu Bệnh viện Dã chiến số 3 và số 6 thành phố Thủ Đức. Đây là một tiết mục trong chương trình biểu diễn của Đội nghệ sĩ tình nguyện TP Hồ Chí Minh (gồm khoảng 130 nghệ sĩ, hoa hậu).
Tôi biết họa sĩ Nguyễn Đăng Phú từ đầu những năm 2000, khi tôi mới về Văn nghệ Quân đội. Thời ấy internet còn chưa phổ biến lắm nên các họa sĩ khi vẽ minh họa xong thường đích thân mang đến tòa soạn. Và mỗi lần như vậy là anh em chú cháu lại tranh thủ chuyện trò dăm ba câu, cũng có khi cả buổi.
'Tôi không thấy một con người nào lại có chất thi sĩ dày đặc trong tâm hồn và trên thể xác như Lưu Trọng Lư', Nguyễn Vỹ viết.
Tối 28/4, TS Nguyễn Trọng Hoàn, tác giả bài thơ 'Tạm biệt búp bê', đã qua đời, hưởng dương 58 tuổi.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã thông báo tổ chức tuyển sinh chuyên ngành Sáng tác Văn học cho năm học mới. Thí sinh được tuyển thẳng khi đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật quốc tế, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Văn nghệ Công an... hoặc đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn.
Chiều 8-11, tại Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Đăng Phú đã tổ chức khai mạc tuần trưng bày 'Hội họa Nguyễn Đăng Phú'.