Cha mất, con có được hưởng di sản thừa kế từ ông bà nội không?

*Bạn đọc hỏi: anh H.S, trú tại TP Hội An (Quảng Nam), hỏi: ông bà nội của tôi có 3 người con gồm: chú Hai, cô Ba và ba tôi. Năm 2011, ba tôi mất vì tai nạn giao thông. Bà nội tôi qua đời từ năm 2000 và đến năm 2023 thì ông nội tôi cũng mất mà không để lại di chúc. Ông bà nội có một căn nhà (mẹ và tôi đã ở căn nhà này cùng ông bà từ trước khi ba tôi mất) và hai mảnh đất. Nay, chú Hai và cô Ba của tôi muốn chia số tài sản này mà không chia phần cho gia đình tôi vì cho rằng ba tôi mất đã lâu, mẹ con tôi không liên quan đến số tài sản này. Xin hỏi, trong trường hợp này, tôi có quyền nhận phần thừa kế của ba tôi từ số tài sản của ông bà nội không? Nếu được, tôi mong muốn được nhận phần di sản là căn nhà hiện tôi và mẹ đang sinh sống và thờ cúng ông bà, tôi có quyền được hưởng phần di sản là căn nhà này không?

Lao động nam người nước ngoài có được hưởng chế độ thai sản không?

*Bạn đọc hỏi: chị Lê Quỳnh, sinh năm 1986, trú tại Quận 7, TP.HCM hỏi: Tôi là người Việt Nam, kinh doanh tự do, không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Tôi có chồng là người Anh, làm quản lý dự án cho một công ty ở Việt Nam, trụ sở ở TP.HCM theo hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm. Chồng tôi có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của công ty. Tôi vừa mới mang thai nên không rõ trường hợp của gia đình tôi thì chúng tôi có được hưởng các chế độ thai sản như đối với lao động nam người Việt Nam có vợ mang thai không?

Chồng ngoại tình, có bị tước quyền nuôi con không?

Bạn đọc hỏi: chị H.N, trú ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hỏi: Tôi và chồng kết hôn năm 2017, có hai con chung, 1 bé gái sinh năm 2017 và 1 bé trai sinh năm 2022.Trong quá trình chung sống, đời sống vợ chồng có nhiều bất hòa, xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được. Đỉnh điểm là vào tháng 3/2024, tôi đã phát hiện chồng ngoại tình, mâu thuẫn gia đình cũng từ đó mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi hai con nhỏ, tôi không yêu cầu cấp dưỡng. Cho tôi hỏi chồng tôi ngoại tình như vậy có bị tước quyền nuôi con khi ly hôn không? Tôi cần làm gì để có thể trực tiếp nuôi dưỡng hai con nhỏ?

Nên để thừa kế hay tặng cho sổ đỏ cho con?

*Bạn đọc hỏi: bác Đinh Văn An, trú tại Q.Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng), hỏi: Hiện vợ chồng tôi có quyền sử dụng 420m² đất ở và căn nhà 2 tầng trên đó tại phường Hòa Thọ Tây (Q.Cẩm Lệ). Nay chúng tôi muốn sang tên sổ đỏ nhà đất cho con trai. Tuy nhiên, tôi đang phân vân không biết nên thực hiện việc này thông qua hợp đồng tặng cho hay lập di chúc thừa kế để lại tài sản cho con trai mình. Cho tôi hỏi nên chọn cách nào tiện lợi hơn, tiết kiệm chi phí thực hiện hơn, cũng như có những ưu điểm gì liên quan đến các nghĩa vụ thuế khi thực hiện việc sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cho con trai tôi?

Làm gì khi cơ quan thi hành án chậm trễ trong việc thực hiện thi hành án

*Bạn đọc hỏi: chị Trần Thị D., ở TP Hồ Chí Minh, hỏi: Vợ chồng bà Thảo ông Quy (gọi tắt là vợ chồng bà Thảo) ở Q.Sơn Trà (TP Đà Nẵng) nợ tôi khoản tiền 1,1 tỷ đồng. Tôi kiện vợ chồng bà Thảo ra Tòa án và Tòa án đã tuyên buộc vợ chồng bà Thảo phải trả nợ cho tôi. Tuy nhiên, sau đó, vợ chồng bà Thảo không tự nguyện trả nợ. Tôi đã gửi đơn yêu cầu thi hành án đến Chi cục Thi hành án dân sự Q.Sơn Trà (gọi tắt là Cơ quan thi hành án) để yêu cầu giải quyết thi hành án. Đến ngày 18/10/2023, Cơ quan Thi hành án ban hành quyết định buộc vợ chồng bà Thảo phải trả nợ cho tôi nhưng vợ chồng bà Thảo vẫn tiếp tục không chấp hành án. Được biết, vợ chồng bà Thảo đang đứng tên chủ sở hữu, sử dụng nhà đất ở quận Sơn Trà và đang thế chấp ở Ngân hàng. Đã gần 1 năm trôi qua mà Cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành được Quyết định do chính Cơ quan thi hành án ban hành. Tôi muốn biết, Cơ quan thi hành án có đang chậm trễ thực hiện thi hành án hay không, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp Cơ quan thi hành án vẫn chậm trễ trong việc thực hiện các biện pháp thi hành án như hiện nay, mong Chuyên mục giải đáp giúp.