Móng nhà hay móng ngựa

'Đừng chờm mà có ngày chấn móng' là câu tục ngữ Việt Nam thuộc loại cổ xưa và khá khó hiểu. Không biết 'chờm', 'chấn' ở đây là gì?; 'móng' là móng nhà hay móng lừa, móng ngựa? Có lẽ, việc đầu tiên là chúng ta tìm đến từ điển xem sao:

Sự khác nhau giữa 'Chơi dao' và 'Đi đêm'

Nếu 'Chơi dao có ngày đứt tay' ý nói mạo hiểm, xem thường hiểm họa thì sẽ có ngày chuốc lấy tai vạ cho chính mình, thì 'Đi đêm lắm có ngày gặp ma', đơn giản chỉ có nghĩa: thường xuyên làm những việc mờ ám, lén lút (có khi không có gì xấu mà chỉ là không/chưa muốn cho người khác biết) thì cũng có lúc sẽ bị phát hiện.

'Mặt chuột' HAY 'Mạch chuột'?

Tục ngữ Việt Nam có câu Cháy nhà ra mặt chuột (dị bản Cháy nhà mới ra mặt chuột).

Nên hiểu câu tục ngữ 'Người roi, voi búa' thế nào cho đúng?

Tục ngữ Việt Nam có câu 'Người roi, voi búa'. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào) giải thích: 'Quản voi thì dùng búa, dạy người thì dùng roi vọt (quan niệm giáo dục xưa)'. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giải thích: '(Quản tượng dùng búa đánh vào đầu voi). Đây là một chủ trương sai về giáo dục cho rằng dạy bảo phải dùng bạo lực'.

Mưa không qua ngọ, gió chẳng qua mùi

Tục ngữ Việt có câu Mưa không qua ngọ, gió chẳng đến mùi. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS.NL) đưa ra dị bản 'mưa không qua ngọ, gió không qua mùi' và giải thích: 'Đây là kinh nghiệm của Nhân dân trong các trận bão, nhưng không hoàn toàn đúng', đồng thời chú giải 'Giờ ngọ và giờ mùi là vào buổi trưa'.

Nghĩa đen của câu ngạn ngữ 'Trốn việc quan đi ở chùa'

Về nghĩa bóng câu Trốn việc quan đi ở chùa, hầu như các nhà biên soạn từ điển đều cơ bản hiểu đúng, nhưng lại khá lúng túng, nhầm lẫn khi giải thích nghĩa đen:

Không để nỗi đau nhấn chìm cuộc sống

Đối diện với nỗi đau, không ít bạn trẻ suy sụp và chìm trong đau khổ. Thế nhưng, có những người coi nỗi đau là một phần của cuộc sống, luôn suy nghĩ tích cực.

Vì sao lại có câu 'Ai nuôi chó một nhà, ai nuôi gà một sân'?

Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) đưa ra 2 dị bản đồng nghĩa. Mục 'Ai nuôi chó một nhà; ai nuôi gà một sân' chú dẫn xem 'Chẳng ai nuôi chó một nhà, chẳng ai nuôi gà một sân' và giải thích: 'Chưa từng thấy ai chỉ nuôi toàn chó trong nhà; chưa từng thấy ai chỉ nuôi toàn gà trong sân (vì vừa chẳng vui nhà, vừa dễ bị rủi ro một khi gặp dịch bệnh)'.

'Danh chính ngôn thuận'

Đó là cụm từ viết hoặc nói tắt của câu thành ngữ tiếng Việt 'danh có chính, ngôn mới thuận'. Trong cuốn từ điển 'Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam' do nhóm tác giả Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa phát hành quý 1/2000, đã định nghĩa về câu thành ngữ này như sau: Được thừa nhận có đủ tư cách đứng ra giải quyết công việc hoặc nhận một trọng trách nào đấy. Tuy nhiên, suy rộng ra thì câu thành ngữ này còn có cách hiểu nôm na rằng: Một người bất kể là ai nhưng khi có được danh hiệu do một tổ chức chính thống nào đó thừa nhận thì tiếng nói mới dễ được người ta tôn trọng, tin và nghe theo. Nếu trái với thông lệ này có thể sẽ bị người đời xem thường và cho là 'không đủ tư cách phát ngôn'. Và một đám ô hợp lưu vong trong tổ chức khủng bố Việt Tân là những kẻ như vậy.

Nghĩa đen thành ngữ 'Sợ như bò thấy nhà táng'

Đây là một trong những thành ngữ mà các nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển khá thống nhất trong cách giải thích nghĩa đen.

Nên hiểu câu tục ngữ 'Sượng mẹ, bở con' thế nào cho đúng?

Câu tục ngữ Sượng mẹ, bở con được nhiều cuốn từ điển thu thập và đưa ra nhiều cách giảng rất khác nhau:

'Cật' trong 'Bụng đói cật rét' nghĩa là gì?

Bụng đói thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng cật trong cật rét là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của cật trong các bản trái nghĩa No cơm, ấm cật, Ấm cật, no lòng. Sau đây, xin giới thiệu và tạm chia thành ba cách hiểu về cật:

'Ấn' trong 'Giữ như ông thầy giữ ấn' nghĩa là gì ?

Thành ngữ Việt Nam có câu Giữ như ông thầy giữ ấn . Một số cuốn từ điển thành ngữ và tục ngữ giải thích như sau:

'Người Việt nói tiếng Việt'- Cẩm nang mở rộng của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ vừa cho ra mắt cuốn sách 'Người Việt nói tiếng Việt' với mong muốn mang đến cho độc giả một cách tiếp cận mới với những vấn đề còn đang vướng mắc, cung cấp ngữ liệu cho nhiều thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót, trao đổi về những lời giải nghĩa chưa chuẩn và lưu ý vài sai sót kỹ thuật khá nghiêm trọng trong từ điển…

Chùm ảnh: Những hình ảnh đẹp của thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi

Trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2023, Báo Công Thương đã ghi nhận những hình ảnh đẹp của thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi với nhiều cung bậc cảm xúc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Sĩ tử đội mưa 'vượt vũ môn'

Sáng nay (28/6), hơn 1 triệu thí sinh trên toàn quốc thực hiện bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT.

'Lộng giả thành chân', và 'Bỡn quá hóa thật'

Lâu nay phần lớn các sách đều giải thích 'lộng' có nghĩa là đùa, đùa cợt , và giải thích cả câu là: điều nói đùa mà thành sự thật , hoặc đùa quá hóa thật . Thậm chí có sách lại giải thích 'lộng' ở đây có nghĩa là 'lộng hành': Cái giả cứ mặc sức lộng hành, thì dần dà sẽ trở thành cái chân. Thành thử, mỗi tác giả nói mỗi phách, mỗi sách giải thích mỗi kiểu. Được cái nọ thì mất cái kia, không có cuốn nào giải thích chính xác và đầy đủ.

'ĐẦU' trong 'CÁ ĐẦU CAU CUỐI' nghĩa là gì?

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào) giải thích: 'cá đầu cau cuối (cá đầu: con cá đầu đàn; cau cuối: cau cuối buồng). Một kinh nghiệm chọn thức ăn: Cá đầu đàn to, cau cuối buồng non mềm, ăn ngon'.

Câu đố tiếng Việt: Vì sao nói 'cười như nắc nẻ'?

Đố bạn biết nguồn gốc của lối ví von này?

Những 'người hùng thầm lặng' mùa thi tốt nghiệp THPT

Tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, các tình nguyện viên trong đội Tiếp sức mùa thi không quản khó khăn để hỗ trợ một cách tốt nhất cho các thí sinh dự thi.

Đừng vô lễ

Bài viết trong kỷ yếu Hội thảo giáo dục năm 2021 với chủ đề 'Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục' của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS. TSKH Trần Ngọc Thêm có đưa ra quan điểm nên bỏ khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' trong nhà trường(1), cho rằng đó là 'sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành', đòi hỏi người dưới phải phục tùng người trên, làm cản trở sự phát triển xã hội, đã gây phản ứng xôn xao trong làng giáo.

'Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ'

Tục ngữ Việt Nam có câu: Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ, dị bản: Gái giết chồng, đàn ông ai nỡ giết vợ; Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ; Đàn bà mới hay giết chồng; chứ đàn ông ít ai lại nỡ giết vợ; Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ.

Giẻ cùi tốt mã

Dân gian đặt nên thành ngữ để ám chỉ những kẻ có mã đẹp bề ngoài nhưng lòng dạ bẩn thỉu và bất tài