'Anh con trai làng Thạch Linh thương mẹ'

Có một lần gần đây, tôi gặp câu hỏi của một bạn yêu thơ :' Ai là tác giả bài thơ 'Anh con trai làng Thạch Linh thương mẹ'? Tim tôi bỗng nhói lên vì nhớ các anh Nghiêm Đa Văn, Trần Quốc Anh và Trần Quốc Thực...

'Nhật ký Đặng Thùy Trâm', số phận kỳ lạ trang viết nữ liệt sỹ

Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm làm công việc đặc trưng cho người phụ nữ trong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện huyện. Từ đó, đã tạo cho mình một số phận và cả những trang viết của chị.

GS.KTS Hoàng Đạo Kính- Người được nuôi dưỡng từ mạch nguồn và hồn cốt văn hóa Hà Nội

Ông là một giáo sư hàn lâm với kiến thức uyên thâm không chỉ ở lĩnh vực kiến trúc mà còn là một kho tàng văn hóa. Ông dung dị dễ mến, dễ gần và khi tiếp cận thì cả kho kiến thức văn hóa lịch sử bung nổ. Tình cảm ấy, trí tuệ ấy, văn hóa ấy đều được bắt nguồn từ hồn cốt của Hà Nội từ lâu đã ngấm vào mạch nguồn cảm xúc, hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần của con người GS.KTS Hoàng Đạo Kính.

Cái nhìn trực diện về thói hư tật xấu của người Việt hiện đại

Trong cuốn 'Cái vội của người mình' tác giả Vương Trí Nhàn đã chỉ ra những thói hư tật xấu của người Việt hiện đại, đồng thời đưa ra một số thảo luận để dần tiến tới cách khắc phục có hiệu quả.

Nghĩa của 'manh' trong từ lưu manh

Trong bài 'Đường đi và người đi - Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa' (in trên TT&VH số ra 18-12-2011) nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng viết:

Nghề 'đểu cáng' không có gì xấu

Độc giả Trần Ngọc Điệp hỏi: 'Có người cho rằng, từ 'đểu cáng' nghĩa gốc chỉ những người cáng thuê và gánh thuê ngày trước. Nguyên là ngày xưa khi chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, mỗi khi cần đi đâu, người ta phải thuê người cáng đi – nhất là người già hoặc người đang ốm đau, bệnh tật. Còn đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh. Người gánh thuê được gọi là đểu, còn người cáng thuê được gọi là cáng.

Bình dị Ngô Văn Phú

Không hiểu tại sao, với lứa nhà văn 7x chúng tôi, dù luôn may mắn được gặp các bậc đa đề giới văn học nghệ thuật mà nhiều khi các vị lừng danh ấy đã đi về chốn vô cùng chúng tôi mới giật mình tìm hiểu lai lịch càng giật mình hơn khi biết được các cụ ấy từng có thời gian công tác ở cơ quan mình. Thật là có lỗi với các cụ, nhưng cũng chỉ biết vò đầu bứt tai đợi dịp thắp nén hương thơm mà tạ tấm lòng thành với các cụ.

Nhà văn Di Li đi tìm bí ẩn đằng sau 'Tật xấu người Việt'

Không phải cuốn sách đầu tiên của một tác giả Việt Nam viết về thói hư tật xấu của người Việt, nhưng cuốn 'Tật xấu người Việt' của Di Li ra mắt tháng 12/2023 vẫn thu hút độc giả bởi những góc nhìn đa chiều, logic, có khi rẽ ngang, rẽ tắt rồi lại đột ngột bẻ hướng đầy bất ngờ như những cú twist trong phim.

Người Việt hay tự ái, thích đổ lỗi, lười đọc sách

Sách 'Tật xấu người Việt' bao gồm 48 câu chuyện khác nhau về các nét tính cách chưa tốt của một bộ phận người Việt.

Gặp gỡ văn hóa: Nhà phê bình văn học Ngô Thảo – người hiền của cõi văn

Nhà văn Ngô Thảo sinh năm 1941 tại Vĩnh Linh, Quảng Trị. Ông thuộc thế hệ nhà văn – người lính trưởng thành trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Khi thượng thư lập ngôn

Lập ngôn cũng chỉ là cái cách nói vui khi được tiếp cận với hồi ký của một Bộ trưởng.

Mọi thay đổi về hệ giá trị văn hóa gia đình (nói nôm na là nếp nhà) cần được nhìn nhận từ sự tác động lâu dài của các yếu tố lịch sử.

Trong gần 20 năm qua, các vụ án hình sự xảy ra trong phạm vi gia đình, dòng họ ngày một nhiều: cha - con, vợ - chồng, anh - em... sát hại lẫn nhau.

Tết vườn, tết cả trâu, bò

Do biến thiên lịch sử, hành trình mở nước về phương Nam khẩn hoang trên vùng đất mới đã tạo ra nhiều dị biệt trong phong tục, sinh hoạt giữa miền Bắc và miền Nam, trong đó có sinh hoạt tết. Nếu miền Bắc xem hái lộc đầu năm là tiếp nhận sinh lực, niềm may mắn của đất trời dành cho cá nhân, gia đình thì ở miền Nam, cụ thể là Long An, từ ngày 30 tháng Chạp đến trước khi tết vườn, tuyệt đối không được hái lá, hoa, trái. Cỏ cho trâu, bò ăn cũng được dự trữ từ 30 tết như một cách tạ ơn để súc vật, cỏ cây nghỉ ngơi 'ăn tết'.

Nhà văn Vũ Hùng qua đời ở tuổi 92

Nhà văn Vũ Hùng qua đời lúc 7g40 ngày 2-11 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Bùi Thị Phương Huyền: Sống cuộc đời ý nghĩa

Đến với cuộc thi viết cảm nhận về sách năm 2022 do Thành đoàn Đồng Xoài phát động, em Bùi Thị Phương Huyền, lớp 11D1 Trường THPT Nguyễn Du (Đồng Xoài) không nghĩ rằng mình sẽ đoạt giải nhất. Trong suy nghĩ của nữ sinh mê đọc sách này, đó chỉ là một trải nghiệm nhỏ về những điều em đã được sách trao tặng.

Sử dụng khẩu ngữ trong thơ

Văn chương có thể dùng toàn những ngôn từ sách vở mỹ miều mà vẫn phản ánh đúng hồn vía của đời sống, như kịch Sêchxpia, tiểu thuyết Huygô... chẳng hạn. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn từng có một nhận xét rất tinh về ngôn ngữ của các nhân vật trong vở kịch 'Hòn đảo thần Vệ nữ': 'Các nhân vật của vở kịch này tuy xuất thân là nông dân, là người lao động ít học nhưng vẫn nói một thứ ngôn ngữ hoa mỹ như sách vở, ấy vậy mà lại rất ăn nhập với không khí trang nghiêm và sang trọng đến mức cổ điển của vở kịch'.

Nhà phê bình Ngô Thảo, với những gương mặt văn chương

Đối với cá nhân tôi, nhà phê bình văn học Ngô Thảo thật đặc biệt. Trong những năm tôi tham gia sưu tầm những tư liệu và thực hiện phim tài liệu về nhà văn Nguyễn Thi - tác giả 'Người mẹ cầm súng' lừng danh từ ngày ở chiến trường những năm chống Mỹ.

Nếu không thể tự vấn mình?

LTS: Không dân tộc nào hoàn toàn chỉ có những đức tính tốt và cũng chẳng có dân tộc nào hoàn toàn chỉ mang những thói xấu. Biến thiên theo thời đại, mỗi dân tộc đều tích hợp thêm những tập quán chung mới mẻ, gồm cả xấu, cả tốt.

Loạt thú vui tao nhã trong tác phẩm Vang bóng một thời

Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân là một trong những tác phẩm hay và nổi tiếng nhất của nền văn chương Việt Nam. Tập truyện đã làm sống lại thú vui tao nhã như thưởng trà, ngắm hoa, đánh thơ, thả thơ…

Lần đầu công bố tư liệu phỏng vấn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cách đây 20 năm

Hai bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cách đây gần 20 năm sẽ được công bố trong cuốn sách Viết & Đọc ra mắt bạn đọc vào ngày 22/3.