Chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 17/10, Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc triển lãm sản phẩm khởi nghiệp và OCOP của thanh niên Lâm Đồng.
Nông sản gắn thương hiệu Đà Lạt được canh tác trên độ cao trung bình 1.000 m đến 1.500 m so với mặt biển, trở thành một lợi thế so sánh đặc biệt về chất lượng và giá trị cao của vùng nông nghiệp TP Đà Lạt và các huyện phụ cận thuộc tỉnh Lâm Đồng - Nam Tây Nguyên. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp bảo vệ, nhưng trong mười năm qua vẫn tái diễn xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt, gian lận và lừa gạt người tiêu dùng bằng các hành vi, thủ đoạn tinh vi hơn của những cơ sở kinh doanh từ quy mô vừa, nhỏ đến quy mô lớn trên địa bàn. Để ngăn chặn, xử lý quyết liệt và hướng đến không còn tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt, đòi hỏi những hành động sát thực hơn, hữu hiệu hơn từ người sản xuất, phân phối, tiêu dùng đến đơn vị chuyên trách từ địa phương lên Trung ương.
Vấn đề mua nông sản từ Trung Quốc rồi giả mạo thành đặc sản Đà Lạt và nông sản Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm mà chưa có giải pháp hiệu quả, gây thiệt hại lớn cho người dân và các HTX trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Không chỉ khoai tây, nhiều loại nông sản Đà Lạt khác như dâu tây, hồng, súp lơ, cà rốt của Đà Lạt bị giả mạo khiến nông dân bị ảnh hưởng.
Đà Lạt cần gắn phát triển xây dựng nhãn hiệu chung sản phẩm nông sản với quản lý xây dựng mã số vùng trồng, mã số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản. Liên kết giữa người nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.
Ngày 26/9, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra Tọa đàm 'Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt' do Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Tiếp tục nâng cao uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm, tạo sự an tâm đối với người tiêu dùng, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vườn Nhà ở thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt đã và đang phát triển các sản phẩm rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn xếp hạng OCOP từ khâu sản xuất, bảo quản sau thu hoạch đến chế biến, phân phối đến mạng lưới tiêu thụ tại các vùng miền trong cả nước cũng như xuất khẩu.
Một trung tâm, nơi nông sản, đặc sản của Đà Lạt nói riêng và những sản phẩm OCOP bốn phương gặp gỡ. Một 'sàn giao dịch', nơi mong mỏi tạo nên sân chơi cho những doanh nghiệp địa phương. Ấy là Nông Phố, tâm huyết của những người tha thiết với nông sản Việt.
Trong giai đoạn 2012 – 2023, hơn 70% hợp tác xã mới thành lập có các thành viên sáng lập là người trẻ, có nhiều nhiệt huyết cũng như kiến thức, trình độ về khởi nghiệp, thổi một luồng sinh khí mới vào mô hình kinh tế tập thể.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã mở ra những hướng đột phá trong hoạt động của hội, nhằm đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
Đại diện các chủ thể OCOP kỳ vọng vào vai trò kết nối của chuyên trang Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân.
Chiều 19/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang 'Mỗi xã một sản phẩm' (Chương trình OCOP). Chuyên trang ra mắt với kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm OCOP Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình.
Hội đồng xét chọn Giải thưởng Lương Định Của 2023 đã chọn 43xã hội địa phương.
Gần đây, chính quyền một số địa phương đã hỗ trợ nông dân bằng cách mời người nổi tiếng, TikToker chuyên nghiệp tham gia livestream để xúc tiến thị trường, bán nông sản giúp bà con.
Với tư duy sản xuất kinh doanh lớn, mới mẻ, mô hình HTX kiểu mới ở Lâm Đồng đang chứng minh sức cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường cũng như tạo niềm tin cho thành viên, nông dân khi tham gia sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.
Quảng bá, kinh doanh nông sản trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử không chỉ là xu hướng của các doanh nghiệp mà hiện còn được giới trẻ chọn lựa khi khởi nghiệp. Từ những sản vật, quê nhà nhiều bạn trẻ đã kiếm tiền tỷ nhờ quảng bá và bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Trong khi không ít hộ kinh doanh cả trực tuyến lẫn trực tiếp đều gặp khó trong bán hàng, khách mua hàng giảm mạnh thì một hợp tác xã nông sản ở Đà Lạt đã liên tục chốt đơn khủng.
Bán hàng trực tuyến giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở thêm đầu ra cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đây cũng là 'mảnh đất màu mỡ' để giới trẻ khởi nghiệp
Bí 'sợi mì' độc, lạ được một hợp tác xã ở Đà Lạt đưa vào sản xuất theo hướng hữu cơ, mỗi quả có giá 150.000 đồng song trồng bao nhiêu cũng không đủ hàng để bán.