Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà có cảnh quan đa dạng sinh học, được coi là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam, đạt hai danh hiệu là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới và Vườn Di sản ASEAN.
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu nổi bật đã thực hiện giám sát đa dạng sinh học từ đầu những năm 2000, với dữ liệu về các quần thể loài quan trọng như chim, linh trưởng, hươu và cá sấu. Hiện nay, vườn quốc gia Cát Tiên đang nỗ lực hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để đạt được chứng nhận Danh lục xanh IUCN dự kiến trong năm 2024.
Ngày 19/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, tỉnh vừa ban hành văn bản đồng ý cho Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN.
Được công nhận là Vườn Di sản ASEAN có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học; nâng cao nhận thức, thúc đẩy các hành động bảo vệ của chính quyền, người dân.
Tiếp tục thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 11/5, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cùng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Lâm Đồng có buổi tiếp xúc cử tri tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, huyện Lạc Dương.
Khám phá quần thể thông 2 lá dẹt với hàng trăm năm tuổi, đặc biệt, sừng sững một cây cổ thụ quý hiếm có tuổi cả thiên niên kỷ là tour sắp được mở với sự phối hợp của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà và Công ty TNHH GBQ.
Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà sẽ phối hợp với doanh nghiệp mở tour du lịch leo núi dành cho những du khách yêu thiên nhiên khám phá cây thông hai lá cổ thụ 1.200 năm tuổi ở khu Cổng Trời.
Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà sẽ phối hợp với Công ty TNHH GBQ mở tour du lịch leo núi dành cho những du khách yêu thiên nhiên lên khám phá Cổng Trời ở độ cao 1.800m.
Nhận tin báo hai du khách đi lạc trong rừng, công an thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã triển khai lực lượng tìm kiếm thành công.
Nhận tin báo hai du khách đi lạc trong rừng, cơ quan chức năng huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, đã triển khai lực lượng tìm kiếm thành công.
Hai du khách, một người quốc tịch Singapore và 1 người trú tại TP.HCM, đã bắt taxi từ thành phố Đà Lạt vào Khu du lịch LangBiang, sau đó, cả hai đi bộ theo đường mòn vào sâu trong rừng và bị lạc.
Ngày 22/9, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà phối hợp với xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương ra quân tổ chức hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 tại cung đường Quốc lộ 27C, lâm phần của Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà quản lý trên địa giới hành chính xã Đạ Chais. Hoạt động được triển khai thu gom rác thải sinh hoạt dọc tuyến quốc lộ với tổng chiều dài gần 6km, từ Trạm Kiểm lâm Giang Ly đến Trạm Kiểm lâm Hòn Giao, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Ngành chức năng Lâm Đồng đề nghị chuyển hồ sơ vụ phá rừng làm đường Trường Sơn Đông, đoạn qua Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đến cơ quan điều tra hình sự.
Đỉnh núi Bidoup cao 2.287 m thuộc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) là một trong những tour khám phá du lịch sinh thái rừng độc đáo nhất trên cao nguyên Lâm Viên. Hành trình khám phá đỉnh Bidoup để lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng, điều này cho thấy tiềm năng mở rộng hoạt động du lịch sinh thái gắn với bảo tồn rừng bền vững tại Vườn Quốc gia đang ngày một cấp thiết.
Tại hiện trường còn sót lại nhiều cây gỗ lớn có đường kính từ 20-60cm. Nhiều nơi đơn vị thi công san gạt đất còn chèn lấp suối.
Chiều 15/2, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành văn bản yêu cầu dừng toàn bộ việc thi công tác động đến rừng và đất lâm nghiệp khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Sở NN&PTNT Lâm Đồng đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, khám nghiệm hiện trường, tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Mai anh đào đang bung nở sum suê nhuộm hồng núi đồi, nương rẫy và những con đường quanh co uốn lượn quanh buôn làng K'Ho, thuộc huyện Lạc Dương, giáp ranh với TP Đà Lạt. 'Đám mây hồng' đang loang dần về khu vực nội ô thành phố.
Với diện tích 275.439ha, Langbiang nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
Ngày 28/6, Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng) cho biết, thông qua hệ thống bẫy ảnh, đơn vị vừa phát hiện ra loài thỏ vằn Trường Sơn (tên khoa học là Nesolagus timminsi), một loài thú cổ có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học trong và ngoài nước ghi nhận vùng phân bố của Thỏ sọc Trường Sơn (Nesolagus timminsi), một loài động vật nguy cấp, từ Bắc đến Trung của dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, gần đây, Thỏ sọc Trường Sơn đã được phát hiện ở vùng rừng gần Đà Lạt.
Dữ liệu thu được từ bẫy ảnh đã khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên bởi thỏ vằn Trường Sơn, loài thú đang bị đe dọa toàn cầu, lại xuất hiện cách vùng phân bố được biết tới trước đó tới 400km.
Một phát hiện gây bất ngờ với các nhà sinh vật học trong nước và quốc tế mới được công bố trên Mamalia, tạp chí khoa học uy tín về thú: Thỏ vằn Trường Sơn (tên khoa học Nesolagus timminsi) được ghi nhận lần đầu tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng).
Theo ông Phạm S - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, việc xây dựng hồ Đan Kia 2 là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt và tạo cảnh quan trong khu vực.
Sáng 18-4, Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, TS Lê Văn Hương thông tin, ba tạp chí quốc tế nổi tiếng về chuyên ngành thực vật học, gồm Brittonia, International Camellia Society và Phytotaxa, vừa công bố bốn loài thực vật mới cho khoa học có xuất xứ từ vườn quốc gia này. Trong đó, hai loài thuộc chi Trà my (Camellia) và hai loài thuộc chi Thu hải đường (Begonia).
Các đối tượng 'bức tử' cây thông, bạch đàn cổ thụ bằng cách ken chặt quanh gốc cây hoặc khoan lỗ rồi đổ hóa chất, đốt gốc cây để các cây rừng tự chết khô, sau đó chiếm đất để trồng càphê.
Mai anh đào đang khoe sắc ở nhiều nơi trên miền đất Tây Nguyên, nhưng không ở đâu đẹp bằng các buôn làng của người K'Ho, những cư dân lâu đời ở thành phố Đà Lạt.
Sau nhiều chục năm hầu như vắng bóng, thậm chí có nghi hoặc về khả năng tuyệt chủng, các nhà khoa học đã tái phát hiện loài Trà mi Langbiang (Camellia langbianensis), thực vật đặc hữu của Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup-Núi Bà. Tuy vậy, đây chỉ là một trong số các thông tin bất ngờ về thực vật tại vườn quốc gia này.
Cuối chiều hôm nay (19/01), qua trao đổi, chúng tôi có thông tin chính thức từ nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Đà Lạt và Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, vừa phát phát hiện lại loài Trà mi Langbiang (Camellia langbianensis). Như một huyền thoại, kết quả đã chứng thực loài Trà mi này chưa bị tuyệt chủng, sau đúng 90 năm do người Pháp thu thập được mẫu vật đầu tiên.
Thực tế cho thấy, hoạt động giám sát của Quốc hội luôn đổi mới, thúc đẩy chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Đóng góp vào kết quả chung đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức triển khai thực hiện hoạt động giám sát, khảo sát trên địa bàn tỉnh với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của cử tri và Nhân dân.
Thực tế cho thấy, hoạt động giám sát của Quốc hội luôn đổi mới, thúc đẩy chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Đóng góp vào kết quả chung đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức triển khai thực hiện hoạt động giám sát, khảo sát trên địa bàn tỉnh với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của cử tri và Nhân dân.
Ngày 3/12, các cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ tính pháp lý và trách nhiệm của các đơn vị tổ chức chương trình trải nghiệm cho 25 du khách ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).
Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích trong chuyến đi du lịch khám phá rừng tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà ( huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).
Ngày 01/12, thông tin từ các nhà khoa học cho biết, lần đầu tiên, 15 loài thực vật hạt kín mới được họ phát hiện tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và được mô tả một cách đầy đủ nhất. Kết quả này là quá trình khảo cứu của các nhà Sinh học, bao gồm: Shuichiro Tagane, Nguyễn Văn Ngọc, Hoàng Thị Bình, Ai Nagahama, Meng Zhang, Trương Quang Cường, Lê Văn Sơn, Đặng Văn Sơn, Hironori Toyama, NaTsuki Komada, Hidetoshi Nagamasu và Tetsukazu Yahara. Họ là thành viên của các tổ chức, đơn vị đến từ Nhật Bản: Đại học Kagoshima, Đại học Kyushu, Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia Tsukuba, Đại học Kyoto, Đại học Mở Kyushu và của Việt Nam: Đại học Đà Lạt, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và Viện Sinh học Nhiệt đới.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lâm Đồng vừa tìm thấy ba lô, túi xách và điện thoại của 2 nữ du khách bị nước cuốn mất tích trên suối Klong Klanh (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).
Lực lượng cứu hộ sẽ sử dụng 4 chiếc flycam bay dọc suối, cùng các ca nô để tìm kiếm hai nạn nhân đang mất tích.