Cả đầu vào, quy trình chăm sóc đến vấn đề tiêu thụ cho gỗ được cấp chứng chỉ bền vững của các HTX, nông dân vẫn còn gặp những 'lực cản' nhất định, dù đây là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao thu nhập cho chính các thành viên, nông dân cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đình Lập đã chú trọng chỉ đạo, triển khai công tác cấp chứng chỉ rừng (CCR) trên địa bàn. Qua đó, vừa góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, vừa đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, lợi ích xã hội, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn.
Sáng nay 10/6, Chi cục Kiểm lâm tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị 10/6 (1974 - 2024). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng dự lễ.
Sản xuất rừng gỗ lớn thực chất vẫn còn mới mẻ với nhiều cá nhân thành viên và HTX dù lợi ích của mang lại không hề nhỏ. Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu và các tiêu chuẩn xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ cần tăng mức hỗ trợ cũng như tăng khả năng tiếp cận các chính sách cho người dân, HTX lâm nghiệp, từ đó mở rộng diện tích rừng được cấp chứng nhận.
Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích rừng của cả nước là khoảng 14,74 triệu ha, trong đó có 4 triệu ha rừng sản xuất, cung cấp hơn 20 triệu m3 nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ… Tuy nhiên, trong số diện tích rừng sản xuất hiện nay, diện tích rừng trồng gỗ lớn mới chỉ đạt khoảng 440.000 ha (chiếm hơn 10%).
Theo các chuyên gia, là một trong các quốc gia hàng đầu về chế biến gỗ và lâm sản, các chính sách của Việt Nam đang hướng đến một nền lâm nghiệp bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, trong đó có vấn đề tài chính xanh và thị trường carbon.
Dự báo năm 2024 sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động tình hình bất ổn của thế giới, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... nên ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế.
Công ty Daichu Corporation đề xuất thực hiện Dự án đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với quy mô dự kiến khoảng 15.000 ha, thời gian thực hiện từ 15 năm đến 20 năm.
Hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản, gỗ. Để đưa nhiều sản phẩm vào các thị trường khó tính, đòi hỏi cần các chứng chỉ rừng bền vững. Qua đó giúp gia tăng giá trị sản phẩm lâm sản, tăng thu nhập cho người trồng rừng.
Chi phí thực hiện quản lý rừng bền vững ở mức cao được cho là yếu tố gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn địa phương trong việc quản lý rừng theo các cam kết với quốc tế.
Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), tổng diện tích rừng hiện nay của cả nước là khoảng 14,74 triệu ha, trong đó rừng trồng chiếm 31%, rừng tự nhiên chiếm 69%.
Áp lực chuyển đổi kinh tế xanh đang rất lớn với ngành cao su Việt Nam, một trong những ngành hàng đóng góp rất lớn trong việc đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao của đất nước.
Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng và ban hành đề án riêng về trồng rừng cây gỗ lớn giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó có các cơ chế, chính sách về hợp tác, liên kết để phấn đấu đến cuối năm 2030, Việt Nam có 1 triệu héc-ta rừng trồng cây gỗ lớn.
Trong tổng số gần 15 triệu ha rừng hiện có, tính đến tháng 9/2023 cả nước mới có gần 500 nghìn ha được cấp 2 loại chứng nhận FSC (Chứng chỉ rừng bền vững quốc tế) và VFCS (Chứng chỉ rừng bền vững của Việt Nam). Việc cấp chứng chỉ rừng còn gặp một số khó khăn do rừng trồng chủ yếu do hộ thực hiện quy mô nhỏ, trình độ có hạn…
Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) cho biết, Bảo hiểm Agribank và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế thí điểm thúc đẩy tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn theo chuỗi liên kết trong vùng nguyên liệu lúa gạo và trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bảo hiểm Agribank phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng cơ chế thí điểm thúc đẩy tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn theo chuỗi liên kết trong vùng nguyên liệu.
Chiều 14/9, tại thành phố Đông Hà, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTTN tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo Khuyến nông cộng đồng trong phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hội thảo có sự tham gia của gần 200 đại biểu là các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, tổ khuyến nông cộng đồng, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông 3 tỉnh Bắc Trung bộ.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững (FSC, PEFC, VFCS…), Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp của sở chuyển giao các tiến bộ KHKT để nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp. Từ năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện dự án 'Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu'. Đến nay, dự án cho kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu trồng rừng chất lượng cao trong các vụ tới.
Theo Forest Trends, các doanh nghiệp xuất khẩu viên nén Việt sẽ có nhiều cơ hội khi thị trường viên nén thế giới dự báo đạt 31 tỷ USD năm 2030, cầu thị trường truyền thống của Việt Nam là Nhật Bản cũng sẽ tăng gấp 3 lần hiện tại.
Nếu như năm 2022 nước ta có 109 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu viên nén, thì trong 7 tháng năm 2023 đã giảm xuống chỉ còn 88 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sản phẩm này…
Ðể nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, hướng dẫn người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh có trên 13.051 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, VFCS/PEFC trên địa bàn các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Hà Tĩnh đã có hơn 25.700 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, VFCS/PEFC góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, phát triển rừng bền vững.
6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su đạt khoảng 766 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, giảm về cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Tính đến nay, kết quả đạt được trong việc chủ động nguồn gỗ nguyên liệu từ gỗ rừng trồng chất lượng cao trong nước vẫn chưa được như kỳ vọng…
Theo Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh, sự liên kết vùng giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) đang còn hạn chế, do thiếu một cơ chế điều hành cấp vùng để mối liên kết này thực sự đạt hiệu quả.
Yêu cầu cấp bách để tăng tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp và hợp tác xã đang đòi hỏi sự 'chuyển mình' về mặt liên kết vùng. Nhân Diễn đàn 'ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT VÙNG - TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã' với sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), VnBusiness ghi nhận một số đánh giá quan trọng có liên quan đến chủ đề thiết thực này.
Theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 2 trong 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã (HTX) nông lâm nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu trong giai đoạn 2022 - 2025, gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững (FSC, PEFC, VFCS,…) vùng duyên hải miền Trung đạt 22.900 ha.
Thời gian qua, huyện Triệu Phong đề ra mục tiêu vừa tập trung thực hiện tốt phòng, chống COVID-19, vừa phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH). Với quyết tâm đó, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Phong tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh nên đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 17%; tổng giá trị sản xuất các ngành đạt hơn 3.200 tỉ đồng; thu ngân sách nhà nước hơn 394 tỉ đồng, đạt 86% dự toán tỉnh giao. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt. Quốc phòng- an ninh đảm bảo ổn định. Chỉ đạo 3 xã vùng biển đẩy nhanh tiến độ về đích nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2022 có 100% xã về đích nông thôn mới, năm 2023 Triệu Phong đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Theo ThS Nguyễn Hoàng Tiệp, Phó Giám đốc Văn phòng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO), tính đến tháng 8/2022, diện tích được chứng nhận quản lý bền vững là 321.351 ha, trong đó diện tích được chứng nhận theo hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia VFCS/PEFC là 103.459 ha, chiếm 32% tổng diện tích rừng được chứng nhận trên cả nước.
Từ đầu năm 2022 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021. Trong các tháng còn lại, liệu mặt hàng đồ gỗ và lâm sản có thể duy trì được 'phong độ' để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra của năm 2022, trong khi tình trạng lạm phát ở các thị trường nhập khẩu chính đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam là Mỹ và EU cũng như tình hình dịch bệnh, chính sách 'Zero Covid' tại Trung Quốc đang tác động không nhỏ tới quá trình xuất khẩu ở nước ta?
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2021 bao gồm: cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su đạt 9,5 tỷ USD.
Sáng 18/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá 'Thí điểm cấp chứng chỉ rừng bền vững cho nhóm hộ trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn'.
Trong 6 tháng năm 2022, xuất khẩu mủ cao su tươi và sơ chế đã mang về 1,54 tỷ USD. Để đạt mục tiêu 3,5 tỷ USD cho cả năm, thì 6 tháng còn lại cần xuất khẩu gần 2 tỷ USD nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh nửa đầu năm đã xuất khẩu 60% tổng sản lượng mủ cao su thu hoạch của cả năm thì mục tiêu có dễ dàng đạt được?...