Trong số 20 Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2021, Thiếu tá Hoàng Văn Tiến và Thượng sĩ Nguyễn Thị Khánh Linh (cùng công tác tại Học viện Kỹ thuật Quân sự) là hai tấm gương tiêu biểu trong nghiên cứu khoa học và học tập.
Công ty Exscientia, có trụ sở tại Oxford, Anh đã sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo để tạo ra những loại thuốc mới, trong đó có cả những loại thuốc kháng virus có thể ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.
Chú trọng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm thúc đẩy chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH), năng lực, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, góp phần phát triển học viện thành trường đại học nghiên cứu là bước đi đột phá được Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian qua.Khẳng định hiệu quả các nhóm nghiên cứu mạnhNhóm nghiên cứu mạnh 'Kỹ thuật quang học, quang điện tử và laser' nghiên cứu tại phòng thí nghiệm khí tài quang học.
Hệ thống robot y tế vận chuyển Vibot - một sản phẩm thiết thực của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) đã trở thành những tình nguyện viên hỗ trợ đắc lực cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua. Sử dụng robot Vibot không cần mặc đồ bảo hộ, không có khả năng lây nhiễm và làm việc bền bỉ 24/24 giờ.
Những robot y tế VIBOT đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly điều trị bệnh Covid-19 và ngược lại.
Robot VIBOT do Việt Nam phát triển từ ngày đầu chống dịch đã 'xông pha' nhiều điểm nóng để vận chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly điều trị bệnh Covid-19 và ngược lại.
Từ Bắc vào Nam, hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT - một sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia do Bộ KH&CN đặt hàng Học viện Kỹ thuật quân sự (KTQS) thực hiện - đã hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19, góp phần giảm tải cho nhân viên y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.