6 tháng đầu năm 2024, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh đạt hơn 533 triệu đô la Mỹ, tăng 66% so với cùng kỳ, đạt 44% kế hoạch năm; thu hút vốn đầu tư trong nước được hơn 1.088 tỷ đồng, đạt 98,9% kế hoạch năm. Hiện các DN, nhà đầu tư tại các KCN đang nỗ lực vượt qua những thách thức, tìm cơ hội trong khó khăn và có những giải pháp mang tính đột phá.
Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành Thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với nhiều người đại diện pháp luật của doanh nghiệp do chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, trong đó có 2 người quốc tịch nước ngoài.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, hầu hết các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh đều hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định.
Đối với quy hoạch vùng Đông Nam bộ mới đây Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là mục tiêu được các doanh nghiệp, địa phương đặc biệt quan tâm. Tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng đã quyết tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, dịch vụ theo hướng hài hòa với môi trường nhằm mang lại hiệu quả cao, phát triển bền vững.
Bình Dương có hơn 4.100 doanh nghiệp (DN) vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và trên 60.000 DN trong nước, đã và đang từng bước hình thành, tham gia chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để nâng tầm chuỗi cung ứng, đón chuỗi dịch chuyển, các DN sản xuất công nghiệp ở Bình Dương còn một số vướng mắc cần hỗ trợ.
Mặc dù chính sách được miễn giảm tiền thuê đất mới của năm 2023 còn thời gian khá ít, song đây cũng là sự chia sẻ khó khăn của Chính phủ, nhằm tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp (DN), tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Bình Dương đang thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh, và điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng tối ưu trong điều kiện hiện nay đối với địa phương.