Trong nền văn học Việt Nam, tên tuổi nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn - nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn Nghệ, gắn liền với những vần thơ thấm đẫm tình đồng đội.
'Trăm năm còn gió heo may' (NXB Hội Nhà văn, 2024) ra mắt nhân dịp giỗ đầu của vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Không chỉ là những vần thơ của hai tâm hồn đồng điệu, tập thơ là câu chuyện tình vượt thời gian, là những triết lý sâu lắng về đời người với đủ mọi cung bậc của cảm xúc.
Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ 'nhớ thương'.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường, người con của xã Bình Sơn (TP. Sông Công - Thái Nguyên), 'cha đẻ' của tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma', được lấy nguyên mẫu để làm phim truyền hình dài tập Đất và người - đã từ trần vào 11 giờ 40 phút sáng 2/10/2024 sau mấy năm chống chọi bạo bệnh.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tác giả tiểu thuyết 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' từng được chuyển thể thành phim 'Đất và Người' qua đời ở tuổi 79.
Điềm đạm, ấm áp và trọng thị..., đó là cảm nhận chung của bất cứ ai khi có dịp tiếp xúc, làm việc với Đại tá, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Kỷ niệm một năm đôi uyên ương tài hoa Lâm Thị Mỹ Dạ - Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng bay về miền mây trắng, hai người con gái của họ là Hoàng Dạ Thư và Hoàng Dạ Thi đã tuyển chọn những bài thơ cha mẹ mình từng viết tặng nhau, để in thành tập thơ 'Trăm năm còn gió heo may'.
'Dưới khung trời ngát xanh' đánh dấu tác phẩm truyện dài đầu tiên của nhà thơ Lữ Mai viết cho thiếu nhi.
Từ bản thảo đoạt Giải thưởng Dế mèn, tập truyện dài 'Dưới khung trời ngát xanh' của nhà thơ Lữ Mai đã được Linh Lan Books phối hợp với Nhà xuất bản Văn học phát hành.
Truyện dài mang tên Dưới khung trời ngát xanh của nhà thơ Lữ Mai như một phần những trang hồi ức của thế hệ cuối 8x, đầu 9x - cùng thời với tác giả.
Ông là nhà thơ hiện đại dù dáng ông rất... cũ. Ông từng là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, tờ tạp chí nổi tiếng một thời, được in ở đấy là vinh dự của người cầm bút cả nước.
Nói về nghiệp chữ nghĩa, văn chương, tôi chợt nhớ câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khi xưa: 'Văn chương hạ giới rẻ như bèo/ Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu'. Vậy mà, nhà nghiên cứu phê bình văn học PGS.TS Văn Giá lại nhất quyết theo chí hướng của thầy Hoàng Ngọc Hiến (Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du) 'Tôi viết phê bình để làm 'sáng giá' và 'sang giá' những tác phẩm tôi tâm đắc', ngoài ra không gì khác!
Nhà văn Nguyễn Trí Huân - một cuộc đời, một sự nghiệp, một văn nghiệp, một con người... có bao điều đáng nói. Tròn mười năm lăn lộn chiến trường, lại chủ yếu chiến trường Khu 5 khốc liệt, con người luôn đối mặt với lẽ tử sinh.
Ngày 12/6 mới đây, gia đình và bạn bè đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo tại quê ông ở Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An. Đã hơn 5 năm sau ngày nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo qua đời (7/1/2019) vì căn bệnh ung thư phổi, nhưng những bài thơ và ca khúc nổi tiếng của ông vẫn vang vọng trong tâm tưởng bạn bè và độc giả yêu mến ông.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo dù đã chia tay người thân, bạn bè đi vào cõi thiên thu nhưng những tác phẩm thấm đẫm chất quê, giản dị và trữ tình của ông như 'Khúc hát sông quê', 'Làng quan họ quê tôi', 'Đôi mắt đò ngang'... vẫn luôn hiện hữu trong lòng công chúng.
Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo - cha đẻ ca khúc nổi tiếng 'Làng quan họ quê tôi' đã diễn ra vào tối 12/6 tại quê nhà của ông ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Bỏ ngang hội họa để qua nhiều thứ 'nghề', từ thợ hàn, phiên dịch, bầu sô, làm văn, làm báo… khi gần chạm tuổi 70 mới quay về với đam mê thuở ban đầu - 'nghề vẽ'. Đó là cuộc đời Trần Thị Trường, một người đàn bà đa đoan, đi khắp nơi để rồi cuối cùng về lại với chính mình…
Ta chọn nghề hay nghề chọn ta? Út Mũi Né mạn phép độc giả kể lại hai câu chuyện có thực trong cuộc sống này – nơi thành phố biển phương Nam, để tìm câu trả lời bình dị cho những cuộc đời bình dị mà nhà triết học vĩ đại Aristotle từng nêu.
Tập thơ 'Đồng sen tàn' gồm 108 bài lục bát, chia 3 phần; Tập thơ 'Mẹ' tuyển lọc 36 bài lục bát viết về Người mẹ nhân gian.
Chiều ngày 5/10/2023, tại 70 Nguyễn Du (Hà Nội), Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt hai tập thơ lục bát 'Mẹ' và 'Đồng sen tàn' của tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành.
Ở tuổi 59 - 60 như bây giờ, tôi đã học qua cả chục ngôi trường, từ lớp 'chim non' của các 'ma soeur' khu Hà Đông - Đà Lạt (Lâm Đồng) những năm 1967 - 1968 khi còn nhỏ xíu, đến những lớp bồi dưỡng chính trị, kinh tế, nghiệp vụ sau đại học ở TPHCM khi đã đi làm nhiều năm; nhưng thời gian học Trường PTTH Đức Trọng (1981 - 1984) làm tôi nhớ mãi.
Một ngày hè năm 2018 ông chồng điêu khắc gia nhà tôi (nhà điêu khắc Trần Hoàng Cơ - B.T) đi bơi sông về, ông tìm một cái hộp giấy rồi rón rén mở chiếc lá khoai. Con mèo bé tẹo tèo teo chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chưa mở mắt, đen thủi đen thui. Tôi đi kiếm một lọ thuốc nhỏ mắt pha sữa đặc rồi cạy mồm mèo nhỏ sữa vào. Ấy thế mà nó lớn lên từng ngày. Hóa ra nó không đen thủi đen thui mà có cái sọc trắng ở giữa mặt, ngực trắng và hai chân trước màu trắng. Khi đói nó quấn chặt lấy chân tôi gào lên thảm thiết. Nếu mà tôi lờ đi nó sẽ cắn nhẹ vào chân tôi.
Trong ngày Rằm tháng Tám, giới văn nghệ cùng lúc nhận tin nhiều văn nghệ sỹ qua đời, đó là nhà thơ Trần Quang Quý, nhà văn-Tiến sỹ Phan Hồng Giang và nhà biên kịch Ngụy Ngữ.
Tôi không nhớ lần đầu gặp Xuân Đức là bao giờ. Nhưng tôi nhớ là quen ông từ sau khi đọc 'Cửa gió' (tập 1:1980, tập 2:1982) và rồi thân, gặp gỡ, đi lại với nhau từ sau khi đọc 'Người không mang họ' (1983). Những lần gặp, cũng ngắn ngủi, là khi dự các cuộc họp, các trại viết, cũng có lần tôi đến thăm nhà... Với những đóng góp không nhỏ về nhiều thể loại, có tầm vóc về cả số lượng và chất lượng, Xuân Đức xứng đáng với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007).
Nhà văn, Đại tá Phạm Hoa (1952-2021) thọ bảy mươi tuổi, cũng thuộc lớp người 'nhân sinh thất thập cổ lai hy', theo cách nói của tiền nhân.
Nhà văn Phạm Hoa từng nói, dứt khoát trong viết và mọi hành xử phải có trái tim nhân hậu như là đệ tử của đức Phật.
Vừa đi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về, tôi bàng hoàng nghe tin Đại tá, nhà văn Phạm Hoa đã rời cõi tạm lúc 18 giờ 38 phút ngày 22/5/2021.
Hiếm có người đa tài lại chọn nghiệp nghề giáo. Văn Giá là một trường hợp hiếm.
Mãi đến khi giải thưởng của Hội Nhà văn TPHCM vinh danh tiểu thuyết Buổi chiều đi qua cánh đồng vào đầu năm nay, tôi mới biết đến cái tên Cao Chiến (ảnh). Trò chuyện với ông, trong tôi bỗng dấy lên thắc mắc: Với thành tựu văn chương của mình, cái tên Cao Chiến lẽ ra phải được 'phủ sóng' nhiều hơn thế. Phải chăng, bản tính lặng lẽ đã khiến ông bình thản với vị thế như vậy?
Nhà văn Xuân Đức với nhiều tác phẩm nổi bật như Cửa gió, Hồ sơ một con người, Những mảnh làng, Bến đò xưa lặng lẽ, Người không mang họ... đã qua đời tối 20/6 tại nhà riêng ở Quảng Trị, hưởng thọ 74 tuổi.
Sinh năm Giáp Thân, xuân Canh Tý này nhà thơ Pờ Sảo Mìn đã bước vào tuổi 76, vậy nhưng mỗi lần được trò chuyện, tôi vẫn thấy sự nhiệt huyết, trẻ trung và sức sáng tạo dồi dào, bất tận trong ông. Dường như thời gian và tuổi tác - điều mà người ta rất ngại nhắc đến, không làm nhà thơ đáng kính 'già' đi.
Cách đây hơn một năm, vào một buổi trưa tháng 12/2018, tôi vào thăm anh ở phòng 1130 khoa Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai. Anh nhập viện đã hơn 1 tháng, không truyền hóa chất nữa mà đang xạ trị. Vừa gặp nhau, anh nói: 'Em đấy à! Nhà thơ chúng mình còn được mấy người…', mấy câu sau anh nói nhịu, tôi nghe không hiểu. Anh trông khá mệt mỏi, người hơi mập ra, lúc nào cũng như buồn ngủ. Thi thoảng anh lại bừng tỉnh, mắt nhìn bạn bè thân thiết lắm mà nói không ra lời. Tôi nắm tay anh và chia sẻ: 'Anh cố vượt qua nhé, chỉ có niềm tin mới cứu rỗi chúng ta qua tháng ngày hoạn nạn thôi!'. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ cuối trong bài thơ 'Đồng dao cho người lớn' của anh: 'Có thương có nhớ có khóc có cười/Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi'.