Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (3/11) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho loại vaccine thứ 8 chống lại COVID-19, trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới đang có xu hướng tăng nhẹ.
Nhà dịch tễ học Indonesia Dicky Budiman cho hay việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Novavax là 'bước đi quan trọng' đối với chương trình tiêm chủng của Indonesia.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/11 đã chính thức phê duyệt giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa Covid-19 Covaxin của Ấn Độ. Covaxin là vaccine do công ty dược Bharat Biotech có trụ sở tại thành phố Hyderabad, bang Telangana nghiên cứu phát triển.
Nhà Trắng ngày 1/11 cho biết Mỹ sẽ triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này.
Ngày 1/11, Bộ Ngoại giao Iran xác nhận, Ngoại trưởng Hossein Amir Abdollahian đang phải cách ly sau khi truyền thông địa phương đưa tin ông mắc Covid-19.
Novavax ngày 1/11 cho biết Indonesia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đầu tiên trên thế giới cho vaccine ngừa Covid-19 của hãng này.
Theo thông tin trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19, tính từ 16 giờ ngày 28/10 đến 16 giờ ngày 30/10, tại 50 tỉnh, thành đã ghi nhận 5.227 ca nhiệm mới; so với số ca nhiễm trung bình 7 ngày qua (từ 24-30/20 là 4.387 ca), tăng gần 1.000 ca. Đáng lo ngại là vẫn có nhiều ca trong cộng đồng, nhiều ổ dịch ở các thành phố lớn, nhiều địa phương có nguy cơ dịch bùng phát trở lại.
Mắc kẹt trong một ngôi làng ở miền nam Ấn Độ suốt 9 tháng, không thể quay lại Saudi Arabia để làm việc, Sugathan P.R., 57 tuổi, đang mòn mỏi hy vọng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận Covaxin, loại vaccine COVID-19 nội địa của Ấn Độ, 'mở đường' cho chuyến bay của anh.
Tính đến nay, đã có 708,4 triệu người dân Ấn Độ được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 292 triệu người được tiêm 2 mũi. Tại Mỹ, Nhà Trắng thông báo nước này đã viện trợ vaccine cho hơn 100 quốc gia.
Chín tháng sau khi phát động chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc, Ấn Độ đã vượt ngưỡng tiêm 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19.
Trải qua hơn một năm rưỡi đối phó với COVID-19 và hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, một số quốc gia như Úc, New Zealand, Hàn Quốc mới đây đã quyết định chuyển từ chiến lược 'không COVID-19' sang 'thích nghi an toàn với dịch bệnh'.
Ấn Độ tiếp tục thực hiện sứ mệnh Vaccine Maitri (Vaccine Hữu nghị) - sáng kiến xuất khẩu vaccine sang các nước khác vốn đã bị New Delhi đình chỉ hồi cuối tháng 3/2021 do sự bùng phát của làn sóng dịch thứ hai.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 15/10 cho biết những du khách tiêm trộn vắc xin vẫn sẽ được phép nhập cảnh nước này.
Bắt đầu từ ngày 8/11, những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ từ 33 quốc gia sẽ được phép nhập cảnh Mỹ.
Một quan chức của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/10 cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Nam Phi đang trong cuộc đàm phán căng thẳng về cách tăng cường sử dụng vaccine ở các nước đang phát triển, nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc toàn cầu kéo dài một năm về vấn đề này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ mới đây đã nối lại việc xuất khẩu một lượng nhỏ vaccine COVID-19 và sẽ gia tăng đáng kể hoạt động xuất khẩu trong vài tháng tới khi nguồn dự trữ trong nước tăng lên và nhu cầu tiêm chủng giảm dần.
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/10 khuyến nghị những người bị suy giảm miễn dịch nên tiêm tăng cường một liều vắc xin ngừa COVID-19.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết một trong những việc đầu tiên cần làm để chuyển sang trạng thái 'sống chung với dịch bệnh' là người dân phải thay đổi suy nghĩ, không chủ quan trước COVID-19 nhưng cũng không nên 'tê liệt vì sợ hãi'.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết nước này sẽ tiếp nhận những người nhập cảnh đã tiêm các loại vắc xin được phê duyệt bởi cơ quan quản lý Mỹ hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nếu được WHO phê duyệt, vaccine Novavax có khả năng giúp tiếp cận vaccine toàn cầu trở nên bình đẳng hơn. Nhưng trước mắt hãng này vẫn là nhiều thách thức về quy định và sản xuất.
Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định, nước này chuyển phần lớn trong số 8 triệu liều vaccine loại tiêm một mũi của hãng Johnson & Johnson (Mỹ) đến các nước châu Á-Thái Bình Dương vào cuối tháng 10.
Theo CNA, Singapore ngày 23/9 ghi nhận 1.504 ca mắc Covid-19 mới, mức cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm ngoái.
Đến 6h ngày 24-9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 231.335.910 ca mắc Covid-19, trong đó 4.741.292 trường hợp đã tử vong, 207.982.709 người đã bình phục.
Hãng dược Novavax cùng đối tác là Viện Huyết thanh Ấn Độ đã nộp đơn xin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 mà họ điều chế.
Novavax (Mỹ) và SII (Ấn Độ) đã cam kết cung cấp hơn 1,1 tỷ liều vaccine cho COVAX nhằm tạo điều kiện cho các nước có thu nhập trung bình và thấp tiếp cận công bằng với vaccine.
Ngày 23/9, Bộ Y tế Singapore công bố 1.504 ca mắc Covid-19 mới, mức cao nhất được ghi nhận tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ đầu đại dịch.
TTH - Kênh CNA ngày 22/9 dẫn lời một giảng viên kinh tế chính trị cho rằng, các ưu tiên quốc gia về việc tiêm nhắc mũi vaccine ngừa COVID-19 hoặc tiến hành tiêm cho đối tượng trẻ em sẽ chiếm ưu thế hơn so với việc phân phối lại vaccine để tiêm cho những người chưa được tiêm chủng, khiến mục tiêu bao phủ vaccine toàn cầu chậm lại.
Ấn Độ mới đây thông báo sẽ nối lại xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 trong tháng Mười, chủ yếu là sang thị trường châu Phi, trong bối cảnh đa số người trưởng thành ở nước này đã hoàn tất tiêm chủng.
Ấn Độ dự kiến cho phép rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi vaccine của hãng AstraZeneca đối với các trường hợp tiêm tự nguyện ở các cơ sở y tế tư nhân.
CNA dẫn lời một giảng viên về kinh tế chính trị cho biết, một số quốc gia đang ưu tiên việc tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường hoặc tiêm chủng cho trẻ em hơn là cung cấp vaccine cho những người trưởng thành chưa được tiêm chủng.
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ tuyên bố sẽ tái khởi động việc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho cơ chế COVAX và các nước láng giềng kể từ tháng 10 tới.
Ấn Độ sẽ nối lại xuất khẩu vắc-xin COVID-19 từ tháng 10, ưu tiên cho chương trình chia sẻ vắc-xin COVAX và các nước láng giềng, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ hôm nay thông báo.
Nhờ nguồn cung dồi dào hơn và tâm lý người dân mong sớm được dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch mà chương trình tiêm phòng Covid-19 của nhiều nước châu Á đang tăng tốc ấn tượng.
Ấn Độ vừa lập kỷ lục về số liều vắc-xin được tiêm trong 1 ngày nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Thủ tướng Narendra Modi.
Indonesia, Hàn Quốc đang dồn sức vào lĩnh vực sản xuất vắc-xin Covid-19 để bắt kịp các nhà sản xuất vắc-xin lớn, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ trong 5 năm tới.
Ngày 17/9, Ấn Độ đã lập kỷ lục mới với việc tiêm hơn 20 triệu liều vaccine Covid-19 trong một ngày, trong bối cảnh các bang trên khắp cả nước đang đẩy mạnh chương trình tiêm phòng toàn quốc.