90% người mắc bệnh sởi được chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác là thực trạng tại Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi trẻ từ 1 đến 10 tuổi mắc bệnh sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giảm thì số ca mắc tại các tỉnh lân cận đến Thành phố Hồ Chí Minh khám lại tăng mạnh.
Ủy ban Nhân dân Quận 3 đã công bố kết quả điều tra vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn.
Ngày 22/10, theo Sở Y tế Lâm Đồng, sau khi rà soát nhu cầu vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024, Sở Y tế Lâm Đồng đã đề xuất với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh về nhu tiếp nhận 32.350 liều vắc xin Td vào ngày 4/11/2024 để triển khai cho đối tượng trẻ 7 tuổi bao gồm học sinh lớp 2 năm học 2024 -2025 tại trường học và trẻ 7 tuổi không đi học tại cộng đồng năm 2024.
Chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống sởi cho trẻ em trên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kéo dài đến hết tháng 10/2024, với mục tiêu sẽ có 95% số trẻ từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin sởi - rubella.
Vẫn còn khoảng 20% trẻ cư trú trên địa bàn nhưng lại có địa chỉ khai báo trên hệ thống ở tỉnh, thành khác. Điều này khiến cho tình trạng sót, lọt trẻ chưa được tiêm đủ mũi vaccine vẫn còn cao.
Ngày 16-10, đoàn công tác của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã giám sát triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi trên địa bàn Đồng Nai.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Lâm Đồng, từ đầu tháng 10/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 727 trường hợp sốt xuất huyết (giảm 311 ca so với tháng trước, tăng 109 ca so với cùng kỳ); trong đó, có 2 trường hợp sốt xuất huyết nặng.
Ngày 9/10, thành phố Cần Thơ bắt đầu triển khai đợt 1 Chiến dịch tiêm chủng bổ sung vaccine phòng bệnh sởi năm 2024 tại 9 quận, huyện. Đối tượng tiêm trong đợt này là trẻ từ 1 - 5 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi đang sinh sống, học tập trên địa bàn.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Sở Y tế Lâm Đồng ghi nhận 587 ca bệnh tay chân miệng, giảm 231 ca so với cùng kỳ; không có trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.
Nhiều động vật hoang dã (hổ, báo, sư tử) tại các vườn thú, khu du lịch thuộc địa bàn các tỉnh Long An, Đồng Nai bị chết. Trong đó, một số động vật chết có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A(H5N1).
Chiều 3/10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai đã phối hợp Ủy ban nhân dân phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa các đơn vị liên quan tiến hành tiêu hủy đối với đàn hổ 20 và 1 con báo chết ở khu du lịch Vườn Xoài do mắc cúm A/H5N1.
Ngày 2-10, Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về nhiều con hổ ở Khu du lịch Vườn Xoài chết, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan để điều tra nguyên nhân. Đồng thời, theo dõi sức khỏe những người đã tiếp xúc với những con hổ này.
Từ tháng Chín đến nay, hàng loạt các cá thể hổ nuôi tại Khu Du lịch Vườn Xoài có biểu hiện bệnh, yếu ớt và chết. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân.
Liên quan đến vụ hổ chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân tại Khu du lịch Vườn Xoài (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), ông Lại Ngọc Dậu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Biên Hòa cho biết, đến ngày 2/10, đơn vị đã ghi nhận 20 con hổ và 1 con báo đen chết.
Trong vòng hơn 1 tháng qua, có 34 con hổ, 1 con báo, 3 sư tử chết tại Khu du lịch Vườn Xoài (tỉnh Đồng Nai) và vườn thú Mỹ Quỳnh (tỉnh Long An).
Trong hai ngày 26 và 27 tháng 9 tại TP.HCM và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam đã phối hợp cùng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học Vắc xin: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết.
Vaccine sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 đang được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.
Vắc-xin sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 được kỳ vọng là giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần phòng chống sốt xuất huyết.
Tại Việt Nam, vaccine sốt xuất huyết của Tập đoàn Dược phẩm Takeda đã được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) phê duyệt tháng 5/2024; chỉ định sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, không phân biệt đã nhiễm bệnh hay chưa.
Vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu, dành cho số đông. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là vắc xin an toàn và dùng được cho trẻ em là đối tượng nhạy cảm và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết rất cao.
Trên địa bàn xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Đây là trường hợp thứ 2 tử vong vì bệnh dại trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến nay.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều hoạt động chuyên môn, với sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, góp phần giảm nguy cơ lan truyền bệnh, khống chế không để dịch xảy ra.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương có số mũi tiêm cao nhất là huyện Bình Chánh đạt 59,3%, địa phương thấp nhất là huyện Cần Giờ mới chỉ đạt 9,3%.
Đây là lần đầu Thành phố Hồ Chí Minh công bố dịch sởi khi chỉ trong gần 3 tháng đã phát hiện 170 trường hợp nhiễm bệnh.
Trước tình hình số ca bệnh sởi ngày càng gia tăng trong cộng đồng, ngày 27/8, UBND TP.HCM đã có quyết định công bố dịch sởi trên quy mô toàn thành phố.
Trước bối cảnh ca sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ tử vong vì sởi, ngày 27/8, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định công bố dịch sởi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 26/8, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trong mùa tựu trường và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế đề nghị các đơn vị trong ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Sở Y tế tăng cường thu dung, điều trị và dự phòng các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện các nội dung mới.
Ngày 23/8, Bác sĩ chuyên khoa I Lê Công Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết: Những tháng đầu năm 2024, huyện Di Linh đứng đầu toàn tỉnh về số ca mắc sốt xuất huyết nhưng đến nay nhờ tích cực thực hiện các biện pháp can thiệp, nhất là sự vào cuộc của chính quyền, các tổ chức, ban ngành đoàn thể phối hợp với ngành Y tế huyện đã từng bước khống chế được tình hình sốt xuất huyết, số ca bệnh đã giảm xuống đứng thứ hai toàn tỉnh.
Thời tiết khu vực miền Nam nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển, lây lan và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Gần đây, dịch bệnh sởi ở Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam có xu hướng gia tăng nhanh, diễn biến phức tạp khi đã ghi nhận một số ca biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Trong 2 ngày 8 và 9-8, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám sát, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại Đồng Nai.
Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, từ đó thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng trên toàn tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh, từ ngày 7 đến 8-8, tại Hội trường Chính trị tỉnh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước tổ chức tập huấn nâng cao tỷ lệ bao phủ liều sơ sinh vắc-xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngày 29/7, Sở Y tế Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết nhằm thực hiện kết luận của đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chiều 15/7, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Kiên Giang Trần Thế Vinh cho biết, tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, với khả năng lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ổ dịch trong trường học, nguy cơ bùng phát dịch sởi trên địa bàn tỉnh thời gian tới tương đối cao nên cần tiếp tục theo dõi diễn biến, không chủ quan.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; chủ động công tác giám sát phát hiện, xử lý sớm ổ dịch; tổ chức tiêm chủng vaccine...
Trước tình trạng người dân đổ xô tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, Bộ Y tế có khuyến cáo không tự ý tiêm chủng vắc xin chứa thành bạch hầu khi chưa có hướng dẫn.
Bệnh bạch hầu, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở quá khứ, nay vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Hiểu rõ về căn bệnh này cùng các biện pháp phòng ngừa sẽ bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Dù chưa ghi nhận ca bệnh trên địa bàn nhưng nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã lo lắng, tìm đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trên địa bàn Đồng Nai vừa ghi nhận ca bệnh ho gà mới tại thành phố Biên Hòa, nâng tổng số ca bệnh ho gà từ đầu năm 2024 đến nay lên 8 ca, đáng lo ngại sau 4 năm không ghi nhận ca bệnh ho gà nào.
Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác định là anh N.V.L (28 tuổi, ngụ ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), đây là ca bệnh đậu mùa khỉ thứ tư của tỉnh Đồng Nai.
Ngày 20-6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thông tin về tình trạng số ca ho gà từ đầu năm 2024 đến nay tăng so với các năm trước.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên từ năm 2021 đến cuối năm 2023, tình hình cung ứng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc bị đứt gãy.
Thời gian gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung đang ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi.
Tại hội nghị trực tuyến nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh giữa Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh với các Sở Y tế khu vực phía Nam chiều 11-6, tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vấn đề trên.
Sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, bệnh dại... đang trở thành mối lo ngại mới ở khu vực phía Nam từ đầu năm đến nay.
Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ chính thức bước vào mùa mưa năm 2024. Ngay trong 2 tuần đầu, số ca bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng. Ngành Y tế thành phố đang triển khai nhiều biện pháp để phòng bệnh.
Mới đây, Bộ Y tế đã chính thức cấp phép lưu hành vaccine Qdenga – vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại nước ta.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Lâm Đồng có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao đột biến so với những năm trước, đứng thứ 2 trong 20 tỉnh phía Nam với hàng chục ca mới mỗi tuần, cá biệt đã đó trường hợp tử vong. Ngành y tế tỉnh đã phát cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch đồng thời kêu gọi các cấp ngành và người dân cùng chung tay phòng chống dịch.
Unilever Việt Nam và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giai đoạn 2024 - 2029, qua đó góp phần thực hiện kam kết cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Unilever Việt Nam cùng Viện Pasteur TPHCM tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2029, đồng hành cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người Việt.