Trong năm qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài gây ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh nói chung, và huyện Tánh Linh cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, huyện đã vượt khó, chủ động thực hiện nhiệm vụ 'kép' vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa thông báo cơ cấu giống cây trồng nông nghiệp đưa vào sản xuất và thời vụ gieo trồng năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
'Khi giá nông sản xuống thấp, chúng ta báo cáo là có hiện tượng thương lái ép giá. Nhưng tôi nói rằng, không thể dùng từ thương lái ép giá được đâu', Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã nói như thế trong buổi tọa đàm 'Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp' do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức vào trung tuần tháng 11-2021.
Tánh Linh là vựa lương thực của tỉnh Bình Thuận, hàng năm sản xuất ra trên 100.000 tấn gạo để đáp ứng nhu cầu lương thực trong và ngoài tỉnh. Sau thời gian nghiên cứu thị trường gạo, cùng với việc ra đời của nhãn hiệu 'Gạo Tánh Linh', nhằm giúp cho hạt gạo Tánh Linh trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Mới đây, Trung tâm Kỹ thuật & Dịch vụ nông nghiệp huyện đã giới thiệu ra thị trường trong và ngoài huyện về nhãn hiệu 'Gạo Tánh Linh'.
Ngày 13/9, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến về thương mại nông sản. Hội nghị nằm trong các hoạt động đánh dấu kỷ niệm 75 năm độc lập của Ấn Độ.
Từ nay đến cuối năm, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - 'vựa lúa' của cả nước- còn dư khoảng 3 triệu tấn gạo có thể phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trong vụ đông xuân 2021-2022 tới, vùng này có khả năng thiếu hụt hàng chục ngàn tấn giống.
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vụ Đông Xuân là vụ lúa chính, diện tích gieo trồng khoảng 1,5 triệu ha, sản lượng hơn 10 triệu tấn lúa, năng suất cao, chất lượng gạo tốt. Nhu cầu vật tư nông nghiệp để cung ứng cho sản xuất vụ lúa này cần được chuẩn bị sớm, trong đó cấp bách nhất là lúa giống vì tính chất nghiêm ngặt về thời vụ.
Lúa giống cho vụ Đông Xuân có thể thiếu do các doanh nghiệp, viện nghiên cứu chỉ đáp ứng 50% nhu cầu; các địa phương cần sớm chuẩn bị để cung ứng đủ giống cho sản xuất lúa vụ này.
Ngày 30.8.2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 59 năm 2020 của Bộ Chính trị ban hành 05.08.2020, về xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong thời gian qua, Tánh Linh đã thực hiện thành công chương trình tái chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nét nổi bật nhất là vùng lúa chất lượng cao đã 'ra lò' thương hiệu 'Gạo Tánh Linh' được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra các loại cây trồng cạn như đậu xanh, đậu phộng, bắp lai… được chuyển đổi từ diện tích đất lúa kém hiệu quả cũng mang lại thu nhập cao cho nông dân…
Giá xuất khẩu gạo Việt Nam đang giảm do sức ép từ mặt bằng giá gạo xuất khẩu của Pakistan và Ấn Độ. Hiện giá gạo 5% tấm chỉ còn 488 - 492 USD/tấn, giảm khoảng 25 USD/tấn so với tháng 2-2021.
Cộng đồng doanh nghiệp đã phản ứng rất mạnh trước việc nhập gạo giá rẻ từ Ấn Độ của một số doanh nghiệp trong nước để tái xuất. Một số doanh nghiệp cho rằng, đây là cách kinh doanh theo kiểu 'ăn xổi ở thì', hám lợi trước mắt có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu hạt gạo Việt Nam được tạo lập gần đây.