Sáng 22/10, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cùng các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Chợ công nghệ - thiết bị và Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 (Techmart - Techfest Mekong 2019).
Ngày 17/10, tại Cần Thơ, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu Đề tài khoa học về mô hình canh tác luân canh 'lúa - vừng - lúa'. Đây là mô hình cho thấy tính ưu việt về năng suất và lợi nhuận so với mô hình canh tác 3 vụ lúa/năm như truyền thống.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đang tăng về số lượng nhưng lại giảm về giá trị. Trong bối cảnh xuất khẩu gạo ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc 'làm mới' hạt gạo để đáp ứng nhu cầu các thị trường khó tính được xem là cách tiếp cận cấp bách hiện nay của hạt gạo Việt Nam.
Nhìn ở lâu dài, ngành sản xuất lúa gạo đang có quá nhiều kẽ hở, ảnh hưởng đến phát triển bền vững...
Đây là năm thứ 7 liên tiếp Thời báo Kinh tế Việt Nam chủ trì tổ chức hội thảo phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - ông Dương Thành Trung đề nghị chính quyền cần phải quan tâm và có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa đối với doanh nghiệp, người dân trong liên kết sản xuất lúa gạo.
Khi hỏi thăm nhà ông Kim Suôl, ở ấp Lao Vên, xã Viên Bình (Trần Đề) thì người dân trong xóm ai cũng ngợi khen gia đình ông bởi ông không chỉ là điển hình về nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn là tấm gương cho các con noi theo để xây dựng một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Mới đây, khi trực tiếp dẫn đầu đoàn công tác tham quan thực địa cánh đồng lớn tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, khẳng định: Đây là mô hình kiểu mẫu điển hình của cả nước về quy mô cho đến tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao một cách toàn diện.
Mô hình 'Cánh đồng mẫu lớn' từng được xem là một trong những phương án sản xuất tối ưu đối với ngành hàng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, những hạn chế trong tổ chức cũng như vận hành khiến mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.
Các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu của bà về bản đồ di truyền cây lúa, genome học cây lúa trong lĩnh vực di truyền, chọn giống cây trồng mang ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển sản xuất lúa gạo trong nước và nâng cao vị trí ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thế giới.
Ngày 22/6, tại Nhà thi đấu đa năng TP Cần Thơ đã diễn ra Chương trình 'Ngày Quốc tế Yoga – Yoga cho cuộc sống xanh' lần thứ 5 năm 2019.
Nhiều năm nay, GS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long) - nữ nhà khoa học đầu tiên vừa nhận được Giải thưởng Trần Đại Nghĩa - đã nỗ lực chọn tạo thành công nhiều giống lúa chịu mặn, đạt năng suất cao và phẩm chất tốt, thích nghi với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).