Không Tổ quốc, không tổ chức, không danh dự, không công nhận, không trách nhiệm, không biết xấu hổ. Đó là '6 không' điển hình trong số rất nhiều cái không mà những kẻ được mệnh danh nhà báo nhưng đang lưu vong đâu đó bên kia bờ đại dương. Một trong những kẻ như vậy phải nhắc đến là Mạc Văn Trang, người mới đây có cái nhìn đầy 'ghen ăn tức ở' với báo chí trong nước bằng bài viết: Báo chí cách mạng sướng ghê.
Nhà báo, họa sĩ Nguyễn Quang Trường (còn có bút danh Etcetera Nguyen) SN 1968, định cư ở Mỹ từ năm 1988. Từ năm 2012 đến nay, anh đã 6 lần ra Trường Sa và nỗ lực tuyên truyền cho độc giả của mình ở Việt Nam cũng như hải ngoại về tinh thần, ý chí quyết bảo vệ từng tấc biển đảo của quân dân Trường Sa.
Có hẹn với Trường Sa muôn trùng sóng vào dịp tháng 5, mỗi kiều bào đến Trường Sa mang theo hành trang là những góc nhìn, quan điểm và cảm xúc của riêng mình. Song sau mỗi chuyến đi, tất cả đều có chung một 'mẫu số' về niềm tự hào dân tộc. Chạm vào những nhành hoa, hạt cát, rặng san hô nơi biển đảo thiêng liêng, mỗi kiều bào đã trở thành một mốc chủ quyền Trường Sa.
'Trường Sa, hai tiếng thân thương, luôn vang mãi trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt, nhất là với những người con xa xứ. Tất cả những kiều bào mà tôi đã may mắn phỏng vấn, ai cũng tự nguyện biến mình thành cánh én để loan tin, để làm lan tỏa những gì mình mắt thấy tai nghe về chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Trường Sa... Giờ đây, Trường Sa không còn xa nữa', chị Hiệu Constance chia sẻ.
Không chỉ vượt sóng lớn của tự nhiên, nhiều kiều bào còn vượt cả sự dè dặt, nghi hoặc đến với Trường Sa, để rồi khi trở về họ sẵn sàng trở thành cầu nối với kiều bào khác, trở thành những 'Đại sứ không chuyên' trong khẳng định chủ quyền biển đảo.