Ayun - Dòng sông chở huyền thoại

Mỗi dòng sông trên trái đất đều góp phần làm nên nền văn hóa trên lưu vực của nó và sông Ayun cũng vậy.

Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số trên quê hương Vua Lửa

Với các hoạt động phong phú, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số và Phiên chợ nông sản huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) năm 2024 đã tạo nên không gian đa sắc màu văn hóa ngay trên Di tích Vua Lửa.

Độc đáo cung đường chạy 'Theo bước chân Vua Lửa'

Sáng 1-5, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức giải chạy huyện Phú Thiện lần thứ II năm 2024 với chủ đề 'Marathon Yang Pơtao Apui-Theo bước chân Vua Lửa' với cung đường mang đến nhiều điều mới lạ và hào hứng với các vận động viên.

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.

Người dân vùng Đông Nam Gia Lai hòa mình với thiên nhiên, lễ hội trong kỳ nghỉ lễ

Do thời tiết nắng nóng, kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, nhiều người dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai lựa chọn các điểm dã ngoại gần nhà để vui chơi, thư giãn. Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao thu hút khách du lịch gần xa.

Lần đầu về làng Vua Lửa

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), Tây Nguyên là mảnh đất có sức hút lạ kỳ đối với các nhà khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng.

Tôn vinh cống hiến của nghệ nhân

4 Nghệ nhân Ưu tú người Bahnar, Jrai của tỉnh Gia Lai vừa được hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận. Đây là sự động viên, khuyến khích đối với những 'báu vật nhân văn' trong việc cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc.

Huyền thoại về vị thần của sự sống

Yang Nước là một vị thần có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Jrai trên cao nguyên. Ở đó, Yang Nước là khởi nguồn của sự sống, của mọi điều gắn với buôn làng từ ngàn đời qua.

Huyền thoại về những vị Vua Lửa ở Tây Nguyên

Huyền thoại về 14 đời vua Lửa với quyền năng hô mưa, gọi gió và thanh 'gươm thần' mang sức mạnh huyền bí vẫn đang hiện hữu trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên.

Trao đổi: Chép sử và sử chép

Ghi chép, biên soạn sách, tài liệu lịch sử là công việc cao quý. Người đảm đương trọng trách này không chỉ cần cẩn trọng, khách quan mà còn phải trung thực. Bài viết này nêu một hiện tượng ít trung thực trong hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn lịch sử địa phương.

Cần quảng bá và đầu tư Di tích quốc gia Plei Ơi

Pơtao Apui hay Vua Lửa là một hiện tượng tín ngưỡng độc đáo ở Tây Nguyên và Đông Nam Á. Năm 1993, làng Vua Lửa (Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, không nhiều người biết về di sản lịch sử-văn hóa này.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Phú Thiện

Trong Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời các kiến nghị của cử tri có nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà điều trị và hội trường cho Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện và điều chỉnh khoanh vùng Khu di tích Plei Ơi. Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trả lời về vấn đề nêu trên.

Vua Nước đã từng nổi dậy chống Pháp

Các tài liệu lịch sử đã ghi nhận Vua Lửa đời thứ 11 Siu Ất là người lãnh đạo cuộc nổi dậy giết chết viên quan cai trị Pháp Odend'hand năm 1905 và coi đây là sự kiện tiêu biểu cho tinh thần chống Pháp của đồng bào Jrai trước khi có Đảng.

Trên bến sông xưa

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) kể rằng: Xưa kia, cư dân Jrai vùng hạ lưu sông Ba thường mời các Vua Lửa (Pơtao Apui) ở thung lũng Ayun Hạ đến làm lễ cầu mưa. Hình ảnh các Vua Lửa cùng không khí hội hè trong nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất của người Jrai vẫn còn in đậm trong trí nhớ của vị già làng đã đi qua 85 mùa rẫy này.

Trên vương quốc của Vua Lửa

Mười mấy đời truyền lại, Vua Lửa là người kết nối của lũ làng và thần, người có sự tôn kính bậc nhất của cộng đồng. Trên vương quốc của Vua Lửa bây giờ, dù không còn nhiều huyễn hoặc, nhưng Vua Lửa vẫn như là niềm tin bất diệt của người Jrai.

UBND tỉnh trả lời cử tri về đầu tư cho Y tế huyện Phú Thiện; khoanh vùng Khu di tích văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (Vua Lửa)

Liên quan đến kiến nghị của cử tri huyện Phú Thiện về đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Y tế huyện; điều chỉnh khoanh vùng Khu di tích văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (Vua Lửa), Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung trả lời của UBND tỉnh về vấn đề trên.

Những chuyện kỳ thú về 'Vua gió'

Vua Gió-tiếng Jrai là Pơtao Angin. Bởi làm 'vua' của gió nên suốt đời 'ngài' phải đi bộ nếu không sẽ bị… gió gọi đi. Và có lẽ vì quan niệm nước, lửa và gió không thể dung hòa nên dù cùng sống gần nhau, cùng làm một việc là cầu trời cho mưa thuận gió hòa, Vua Gió phải kiêng không được giáp mặt Vua Nước (Pơtao Ia) và Vua Lửa (Pơtao Apui).

'Đánh thức' tiềm năng du lịch Phú Thiện

Theo lời mời của Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) Trịnh Văn Sang, tôi và Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư có một ngày trải nghiệm khá thú vị ở các 'điểm nhấn' về du lịch của địa phương được xem là 'tiểu đồng bằng' trên cao nguyên này.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân: Một tình yêu xứ sở

Có những con người, vùng đất tưởng chừng chỉ gặp gỡ ngắn ngủi nhưng lại trở thành cơ duyên. Điển hình là cuộc gặp giữa Tiến sĩ Sử học Nguyễn Thị Kim Vân với cao nguyên Pleiku năm bà 14 tuổi. Để rồi từ đây bà gắn bó, cống hiến gần như cả cuộc đời bằng cách kiếm tìm, khái quát, lưu lại những dấu chân lịch sử-văn hóa của vùng đất này bằng góc nhìn khoa học.

Nhảy múa cầu mưa ở Gia Lai

Dịp lễ 30/4 và 1/5, huyện Phú Thiện (Gia Lai) tổ chức Lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui cùng các hoạt động văn hóa để giới thiệu về hình ảnh con người, nét đẹp văn hóa, thiên nhiên vùng đất nơi đây.

Lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui: Cơ hội quảng bá văn hóa bản địa

Với niềm tin vào sức mạnh của Vua Lửa và thanh gươm thần, lễ cúng cầu mưa đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng kéo dài hàng thế kỉ của đồng bào Jrai huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai). Việc kết hợp lễ hội với các hoạt động văn hóa, thể thao, kết nối với các điểm tham quan, du lịch đã tạo cơ hội quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người, nét đẹp văn hóa đồng bào dân tộc tại chỗ đến với du khách gần xa.

Du khách thích thú với cánh đồng hoa sen Ia Yeng

Nhiều ngày nay, du khách khắp nơi đang đổ về để chiêm ngưỡng cánh đồng hoa sen rộng 15 ha tại xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Chuyện thú vị về Vua Lửa qua ghi chép của người Pháp

Với vị trí thần quyền trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Jrai, ngay khi đặt chân lên Tây Nguyên, hiện tượng Vua Lửa (Pơ tao Puih) đã được người Pháp, mà trước hết là các nhà truyền giáo để tâm nghiên cứu.

Tiếng lục lạc trong tâm thức đồng bào Trường Sơn-Tây Nguyên

Ngày xưa, một số làng đúc đồng ở miền Trung chế tác lục lạc với nhiều kiểu khác nhau để cung cấp cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nó có một số hình dạng khác nhau, hình tròn, hình quả bầu, chiếc chuông. Đối với các tộc người vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, lục lạc được sử dụng để làm đồ trang sức, nhạc hiệu trong nghi lễ cúng thần linh, nhạc cụ hòa âm với trống, chiêng, chập chõa tạo nên nhịp điệu cho các điệu múa dân gian.

Trang sức của người Jrai, Bahnar qua ảnh tư liệu

Gần đây, một số tư liệu quý về các dân tộc Bắc Tây Nguyên được những người quan tâm, yêu mến vùng đất này chia sẻ trên mạng xã hội. Những hình ảnh, thông tin, tư liệu về dân tộc Jrai, Bahnar được các nhà nhiếp ảnh người Pháp chụp ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai qua các thời kỳ dần dần được lộ diện. Trong số này có những bức ảnh khá ấn tượng về trang sức của các tộc người nơi đây.

Khi Vua Nước (Pơtao Ya) tắt thở, trước tiên người ta đặt thi hài Vua lên một cái giàn rồi đốt lửa hun trong suốt 7 ngày 7 đêm. Trong thời gian này, các làng liên tục mổ trâu, giết heo để cúng và ăn uống. Tiếp theo, người ta sẽ lấy các bộ phận của cơ thể Vua gồm tim, tóc, móng chân, móng tay cho vào một chiếc ghè quý đem treo lên nóc nhà mồ, còn tro thì đào hố chôn ngay phía dưới. Các đồ dùng của Vua lúc còn sống cũng được chôn theo.

Lễ hội cầu mưa của người Jrai

Lễ cầu mưa là nghi lễ quan trọng nhất trong năm của người Jrai (Gia Lai), trở thành nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn bên cạnh những lễ hội truyền thống khác.

Người nặng lòng với văn hóa Gia Lai

Cách đây hơn 10 năm, tôi được GS. Nguyễn Tấn Đắc hướng dẫn thực hiện một bài tập lớn. Trước đó, khi đọc hồ sơ cá nhân của học trò xong, ông điện thoại cho tôi: 'Tôi già rồi, chuyên môn sâu về lĩnh vực này lại mỏng. Nhưng anh là người Gia Lai nên tôi đồng ý'.

Phú Thiện khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển bền vững

Năm 2020, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhưng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội.

Vua Lửa Siu Ăt và cuộc nổi dậy năm 1904

Đây là sự kiện được coi là tiêu biểu cho tinh thần chống Pháp của đồng bào Jrai trước khi có Đảng nên hầu hết các tài liệu lịch sử viết về Tây Nguyên đều nhắc đến. Tuy nhiên, diễn tiến của cuộc nổi dậy thì các tài liệu đều không thấy ghi chi tiết. Henri Maitre có lẽ là người duy nhất cho thấy trong 'Les Jungles Moi' (Rừng người Thượng). Tuy chưa thật chi tiết nhưng qua sự ghi chép của ông, chúng ta cũng có thể hình dung được những nét cơ bản của cuộc nổi dậy và con đường dẫn tới cái chết của Odendhan.

Tây Nguyên và nước

Muốn xây dựng Tây Nguyên giàu và đẹp, việc đầu tiên phải giải quyết khâu nước. Có nước là có tất cả. Ở Tây Nguyên, từ thuở xa xưa, trong tất cả các lễ tục của mỗi buôn làng thì lễ cúng bến nước là quan trọng bậc nhất. Đi tìm nơi cư trú cho cộng đồng, ấy là đi tìm nguồn nước.

Độc đáo bông tai ngà voi của các tộc người ở Bắc Tây Nguyên

Các tộc người ở Bắc Tây Nguyên thích đeo các đồ trang sức để làm đẹp và thể hiện sự sung túc, giàu có. Trong đó, bông tai làm bằng ngà voi từng là món trang sức không thể thiếu của các tộc người ở Bắc Tây Nguyên, được nhiều gia đình, dòng họ giữ gìn như báu vật.

Đến Plei Ơi ngẫm về Vua Lửa, kiếm thần

Dù đã đôi lần đến Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) nhưng tôi vẫn cứ thấy ngôi làng này hấp dẫn lạ. Plei Ơi theo tiếng Jrai có nghĩa là 'Làng Ông'. Đó là ngôi làng nhỏ bé thanh bình, vẫn mang đậm dáng dấp Tây Nguyên. Làng tọa lạc trên một thung lũng bằng phẳng, phía Bắc là đèo Chư Sê với rừng khộp cỗi cằn khoe thân già nua xen trong những dãy đá trọc đầu lô nhô trăm hình vạn trạng, phía Nam là cánh đồng Ayun Hạ ngút ngát hàng ngàn héc ta. Đó là vùng đất đắc địa, đẹp hiếm có. Đất ấy còn thêm sức hấp dẫn bởi núi Tao Yang, huyền tích Vua Lửa và kiếm thần.

Lửa thiêng cao nguyên

Lửa có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngọn lửa trước sân nhà rông quy tụ mọi người trong những đêm hội của cộng đồng với tiếng chiêng, nhịp trống, điệu múa xoang, ché rượu cần... Ngọn lửa chất chứa bao huyền thoại của vùng đất cao nguyên trong những đêm kể khan của già làng, là biểu tượng cho quyền năng thần bí của Vua Lửa (Pơtao Apuih) từng được lưu trong sử sách.

Chuyện vui ở 'vùng đất Vua Lửa'

Mới đây, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng phối hợp với Ban Liên lạc những người tham gia hoạt động cách mạng trong các thời kỳ kháng chiến tỉnh Gia Lai tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Đi cùng đoàn, tôi lại có dịp quay lại thăm vùng đất của Pơtao Apui (Vua Lửa) này.