Công nghệ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu cùng tiến bộ của khoa học vật liệu đang thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của kinh tế tuần hoàn. Mô hình này đang ngày một trở nên quan trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều quốc gia Châu Âu.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos (Thụy Sĩ) đã khép lại sau 5 ngày làm việc liên tục với hàng trăm phiên họp chính thức và phi chính thức, các cuộc đối thoại bên lề... với mục tiêu tìm sự đồng thuận để xây dựng một thế giới bền vững trước nhiều thách thức.
WEF 2023 diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với các cuộc khủng hoảng đa tầng, sự gia tăng phân cực xã hội làm sâu sắc thêm tình trạng chia rẽ và chia cắt bối cảnh địa chính trị.
Tránh suy thoái và xây dựng lịch trình tăng trưởng bền vững là những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để tránh phân mảnh nền kinh tế toàn cầu. Đó là khẳng định của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende trong diễn văn bế mạc Hội nghị thường niên lần thứ 53 của WEF ngày 20/1, khép lại 5 ngày thảo luận sôi nổi tại Davos (Thụy Sĩ).
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 2023) đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol kêu gọi tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu, coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất mà cộng đồng quốc tế cần thực hiện.
Nền kinh tế thế giới trong năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn và có thể rơi vào tình huống hy hữu trong 80 năm qua. Thị trường chờ đợi quyết định đảo chiều chính sách từ Mỹ và tín hiệu tích cực từ lạm phát.
Cạnh tranh địa chính trị, xu hướng tách rời công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ và chủ nghĩa bảo hộ đang làm thay đổi bối cảnh kinh doanh và chính trị của thế giới. Thực trạng này khiến thương mại toàn cầu bị phân mảnh, gây ra mối đe dọa mới đối với nền kinh tế thế giới, theo các giám đốc điều hành và quan chức các nước tại hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Ngày 18/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này đang trên đà hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2045 và một nền kinh tế trung hòa khí thải là 'nhiệm vụ cơ bản của nước Đức trong thế kỷ này'.
Tại phiên họp diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) 2023, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres chỉ trích các doanh nghiệp dầu khí 'lừa dối' về vai trò của họ trong vấn đề khí hậu toàn cầu ấm lên, theo đó ông nhấn mạnh các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm khi những tác động tiêu cực đang ngày càng rõ rệt.
Ngày 18/1, Phó Tổng giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - bà Gita Gopinath nhận định rằng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc có thể phục hồi nhanh từ quý 2 dựa trên tình hình dịch bệnh.
Tại Diễn đàn Kinh thế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), chiều 17/1 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tham dự, phát biểu các phiên họp quan trọng và có các cuộc tiếp xúc song phương.
Cuộc họp thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra từ ngày 16/1 đến ngày 20/1 tại Davos, Thụy Sỹ với chủ đề 'Hợp tác trong một thế giới phân mảnh'. Đây là cơ hội để Việt Nam chia sẻ về việc chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu đang nổi lên, những thực tiễn tốt về chính sách và kinh nghiệm của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Tối 16/1 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos, Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự và phát biểu tại cuộc đối thoại với các tập đoàn/quỹ đầu tư về chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo, tài chính xanh và phát triển bền vững.
Theo báo cáo tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2023, những quốc gia giải quyết được cuộc khủng hoảng lương thực có thể thúc đẩy việc làm, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 với chủ đề 'Hợp tác trong một thế giới phân mảnh' diễn ra từ ngày 16-20/1 tại Davos, Thụy Sỹ.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 khai mạc trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế diễn biến phức tạp nhất trong nhiều thập kỷ qua
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2023 ở Davos khai mạc ngày 16/1. Tuy nhiên, không có đại diện doanh nghiệp nào từ Nga và Trung Quốc tham dự.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên khai mạc hôm nay 16/1 tại Davos (Thụy Sĩ) và kéo dài tới hết tuần với chủ đề 'Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh'. Ðây là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hội tụ giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp toàn cầu, diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt nhiều thách thức và hơn bao giờ hết, thế giới cần phối hợp hành động để cùng giải quyết các vấn đề chung.
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 (WEF 53) tổ chức ở Davos (Thụy Sỹ) trong các ngày 16 và 17/1/2023.
Giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp thế giới chuẩn bị hội tụ tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023, khai mạc ngày 16-1, tại TP Davos (Thụy Sĩ). Hội nghị năm nay có chủ đề 'Hợp tác trong một thế giới phân mảnh', diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chìm đắm trong các cuộc khủng hoảng đan xen.