Sở Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) TP HCM khuyến cáo, người dân có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì liên hệ các cơ quan chức năng tại địa phương, tổ chức, doanh nghiệp uy tín có chức năng đưa người lao động làm việc ở nước ngoài để được tư vấn.
Theo các chuyên gia về giới, thông tin, dữ liệu tách biệt về giới tính sẽ giúp nhận diện được các chương trình, dự án và tìm giải pháp, xây dựng lồng ghép giới trong văn bản quy phạm pháp luật đạt hiệu quả. Đây đang là vấn đề được đặt ra hiện nay.
Sau sự việc của Mái ấm Hoa Hồng, để chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội trong và ngoài công lập, ngăn ngừa các rủi ro, vi phạm xảy ra, Sở LĐ-TB&XH TP HCM đã công bố kế hoạch thành lập ba đoàn kiểm tra. Các đoàn này sẽ kiểm tra tất cả cơ sở trợ giúp xã hội tại TP HCM ngay trong tháng 9 này.
Lực lượng chức năng TP HCM vừa kiểm tra đột xuất, phát hiện sai phạm tại 2 mái ấm thuộc huyện Củ Chi và quận Bình Thạnh.
Người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng nếu chưa có tài khoản cá nhân hoặc không mở được tài khoản cá nhân có thể ủy quyền nhận thay trợ cấp.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Văn Hồi khẳng định, vụ việc xảy ra ở cơ sở Mái ấm Hoa Hồng có sự buông lỏng quản lý, không phát hiện ra vi phạm.
Trả lời về vụ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM) bị tố bạo hành trẻ em, trục lợi từ thiện gây bức xúc dư luận, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc này có liên quan đến sự buông lỏng quản lý…
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc Mái ấm Hoa Hồng ở Quận 12, TP HCM bước đầu được xác định là vụ bạo lực, bạo hành trẻ em; đồng thời cũng liên quan đến yếu tố lợi dụng việc từ thiện nhân đạo.
Sau 1 ngày còn khóc, khó ngủ vì lạ chỗ, hiện các trẻ được đưa từ Mái ấm Hoa Hồng đã dần hòa nhập với nơi ở mới; được ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và vui chơi thoải mái
Sau vụ bạo hành nhiều trẻ em ở mái ấm Hoa Hồng, Sở LĐ-TB&XH TP HCM thành lập 3 tổ công tác kiểm tra hàng loạt các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố.
Qua lời kể của bảo mẫu và các nhà hảo tâm, những sự thật bàng hoàng tại Mái ấm Hoa Hồng được hé lộ. Đằng sau những bức ảnh bày tỏ sự yêu thương, quan tâm các bé trên mạng xã hội là sự bạo hành, ngược đãi với các vết sẹo trên người con trẻ; phải ăn cơm chan nước tương, uống sữa hết hạn, có bệnh cũng không được đi khám...
UBND quận 12, TP HCM cho biết, từ khi mái ấm Hoa Hồng (phường Trung Mỹ Tây) được thành lập, các đơn vị đã kiểm tra liên tục nhưng vẫn không phát hiện sai phạm.
Công an Quận 12, TP HCM đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (SN 1974) cùng một số người khác để điều tra sai phạm xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng.
Công an quận 12 cùng các phòng nghiệp vụ Công an TP HCM đang tạm giữ bà Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp, là chủ Mái ấm Hoa Hồng).
Sở LĐ-TB&XH TP HCM đề nghị UBND quận 12 chỉ đạo Đội CSĐT Công an quận 12 phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thụ lý, điều tra, xác minh, làm rõ những người có liên quan đến hành vi 'bạo hành trẻ em' xảy ra tại mái ấm Hoa Hồng, sớm đưa vụ việc ra khởi tố, xét xử theo quy định pháp luật.
Chiều ngày 4/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP HCM tổ chức họp báo thông tin về vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (quận 12).
Đó là một trong 14 điểm mới trọng tâm của Luật Bảo hiểm xã hội - BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Có đến 39,2% gia đình nạn nhân bị xâm hại từ chối hỗ trợ, không hợp tác; 35,29% gia đình chấp nhận, thỏa hiệp với thủ phạm, chờ trẻ đủ tuổi sẽ cho tổ chức đám cưới. Đây là số liệu vừa được công bố tại Hội nghị sơ kết 1 năm thí điểm 'Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hồ Chí Minh'.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao; Việt Nam đứng Top 2 trong các thị trường mới nổi thu hút các nhà đầu tư; Xuất khẩu lô xoài hạt lép đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 19/2.
Dù đến ngày 22/12 mới là hạn chót báo cáo tình hình lương, thưởng Tết 2024, thế nhưng hiện nay tại TP HCM, đã có một số đơn vị đã dự kiến mức thưởng Tết cho công nhân, người lao động.
Bà Lượng Thị Tới, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, được bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc sở.
Những tháng cuối năm, thị trường lao động tại TP.HCM sôi động, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng số lượng lao động lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), càng về cuối năm càng gia tăng tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động do kinh tế khó khăn. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại TP.HCM tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Ngày 21/11, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Công tác xã hội về chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn TP.HCM giai đoạn đến năm 2030.
Các sở, ngành và cấp quận TP.HCM phản ánh tình trạng một cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường có 1-3 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khiến cơ quan chức năng khó xử phạt.
Dự kiến khoảng 100 doanh nghiệp và hơn 2.000 lao động sẽ tham dự 'Ngày hội kết nối việc làm cho đoàn viên công đoàn, thanh niên công nhân và người lao động' do Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức.
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm trong quản lý lao động, tiền lương tại 49 doanh nghiệp Nhà nước do UBND TP.HCM làm cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết sẽ tổ chức 10 sàn giao dịch việc làm. Trong đó, có 1 sàn giao dịch kết nối với 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
Những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trên 100 lao động ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến...
Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay đang chịu nhiều áp lực về đời sống và việc làm khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Nhưng với tinh thần luôn đồng hành với doanh nghiệp, TP.HCM đã có nhiều giải pháp nhằm chăm lo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Từ đầu năm đến nay, tại TP Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, tình hình lao động mất việc làm, giảm thu nhập diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng dự báo tín hiệu tốt khi thị trường lao động sẽ 'nóng' lên, nhu cầu tuyển dụng tăng trở lại vào dịp cuối năm.
Theo TS. Huỳnh Thanh Điền, thị trường lao động cuối năm của TP HCM sẽ chỉ dừng lại ở mức ấm lên chứ chưa thể có sự đột phá. Bởi, thu nhập của người dân trong thời gian qua đã bị sụt giảm.
Để giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động (NLĐ), doanh nghiệp (DN) tại TP HCM đang nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng 'sức khỏe', hiệu quả hoạt động... Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP HCM cũng có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Ông Lê Văn Thinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP HCM - đã có những chia sẻ cụ thể về vấn đề này.
Pouyen Việt Nam dự kiến chi trả chế độ thôi việc cho người lao động khoảng 525 tỷ đồng, trong đó mức cao nhất là 452 triệu đồng, mức thấp nhất là 16,5 triệu đồng.
Trong gần 6.000 công nhân của Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (Công ty Pouyuen) sắp bị cắt giảm trong tháng 6 và tháng 7 tới, có hơn 50% lao động độ tuổi trên 40.
Tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của UBND TP HCM, thành phố cho biết đã sẵn sàng giới thiệu nguồn việc làm thay thế cho 5.744 công nhân trong diện cắt giảm.
Thanh tra TP HCM vừa thông báo kết luận về việc tổ chức các lớp dạy nghề cho người thất nghiệp và công tác quản lý, sử dụng tài chính của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM (TTDVVL) thuộc Sở LĐ-TB&XH TP HCM
Vẫn còn khoảng 325.000 người dân ở quận Bình Tân, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh chưa nhận được tiền từ gói hỗ trợ COVID-19 đợt 3 năm 2021 do thành phố thiếu kinh phí.
Theo báo cáo tình hình thưởng Tết 2023, mức thưởng cao nhất ở nhiều nơi khá ấn tượng. Đáng chú ý có địa phương lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Mất việc, giảm giờ làm, nghỉ dài hạn... là những gì mà công nhân nhiều khu công nghiệp ở TP HCM và các tỉnh lân cận đang đối mặt. Cùng với đó là nỗi lo chồng chất về một cái Tết khó khăn.
Ngày 2/6, tại buổi giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Sở LĐ-TB&XH TP HCM cho biết, đầu năm 2021 TP có 58.019 hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên đến 31/12/2021, TP chỉ còn 56.226 hộ cần giúp đỡ theo chương trình giảm nghèo. Nghĩa là năm 2021 TP HCM giảm gần 2.000 hộ nghèo.
Quỹ phòng, chống Covid-19 của Sở LĐ-TB-XH TP HCM còn hơn 1 triệu đồng và đang gửi trong tài khoản của Sở.
Với các chính sách hỗ trợ tiền mặt, cho vay vốn ưu đãi dành cho người lao động sẽ được triển khai ngay trong 6 tháng đầu năm, dự báo thị trường lao động hứa hẹn sẽ sớm phục hồi nhanh chóng.
Mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cao nhất tại TP HCM là 1,288 tỷ đồng thuộc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đại diện Sở LĐ-TB&XH TP HCM đã chất vấn một số phường thuộc quận Tân Bình về việc danh sách ký nhận các gói hỗ trợ xuất hiện loạt chữ ký giống nhau, thậm chí không ký mà chỉ đánh dấu cộng.