Ngày 20-11, Lãnh đạo Tỉnh đoàn Khánh Hòa đến dự và chúc mừng kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Vạn Ninh).
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Ninh Hòa, tổng thiệt hại do bão số 12 và mưa lũ từ ngày 10 đến 12-11 trên địa bàn hơn 98,8 tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND huyện, bão số 12 đã gây thiệt hại về tài sản ước khoảng 54 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có mức thiệt hại lớn nhất với ước thiệt hại 25 tỷ đồng.
Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN) kiểm tra hiện trường, yêu cầu các đơn vị khắc phục triệt để hư hỏng QL19 qua Bình Định trước 30/11.
Mưa lũ liên tục khiến quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên vốn đã hư hỏng lại càng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều ngày qua, tranh thủ mặt đường khô ráo, các đơn vị quản lý đã khẩn trương tập trung nhân lực và phương tiện để sửa chữa, bảo đảm an toàn giao thông, tránh tai nạn.
Cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông thành công tuyến đường 71. Sáng nay (18/11) sẽ triển khai công tác tìm kiếm giai đoạn 3.
Do ảnh hưởng mưa bão, áp thấp nhiệt đới, nhiều công trình giao thông, nước sạch trên địa bàn huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) bị hư hỏng nặng. Hiện nay, huyện đang huy động mọi nguồn lực để khắc phục, đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản và sinh hoạt của người dân.
Do ảnh hưởng của bão số 12, tình trạng sạt lở đất, nhất là dọc bờ sông Ba-đoạn qua địa bàn các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai ngày càng trầm trọng. Hiện các cấp ngành, địa phương đã xây dựng biện pháp khắc phục tạm thời và lâu dài đối với các vị trí sạt lở nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân cũng như các công trình giao thông trọng điểm.
Vụ lúa hè thu và vụ mùa năm nay, cây lúa phải đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nông dân trên toàn tỉnh Khánh Hòa kém vui vì sản xuất lúa hiệu quả không như mong đợi.
Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh vừa tổ chức đoàn đến thăm và trao quà hỗ trợ cho gia đình học sinh bị ảnh hưởng do bão số 12.
Trước diễn biến khốc liệt của thiên tai, LLVT Quân khu 5 luôn bám sát địa bàn, phát huy '4 tại chỗ' chủ động, quyết liệt phòng chống, ứng phó, cứu trợ, khắc phục hậu quả, giúp đồng bào vượt qua cơn hoạn nạn, sớm ổn định cuộc sống.
Văn phòng Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Công Thương vừa có báo cáo tình hình ứng phó với bão số 13.
Con tôm bị sốc nước ngọt đã làm hơn 170 hộ dân nuôi tôm thiệt hại nặng nề, hộ ít nhất cũng vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên đến cả tỷ đồng.
Cục QLĐB II và III (Tổng cục Đường bộ VN) lập đoàn chỉ đạo hiện trường, tăng cường '4 tại chỗ' ứng phó bão 13 trước nguy cơ gia tăng thiệt hại.
Nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện của cán bộ, đảng viên tại tỉnh Khánh Hòa đề nghị cần bổ sung nội dung nâng cao năng lực cho lực lượng vũ trang trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Trong lúc di chuyển gà đến vị trí cao tránh ngập lụt, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế không may bị tường sập đè trúng, tử vong thương tâm.
Chỉ sau mấy giờ đồng hồ mưa, nhiều vùng của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nhanh chóng bị nước lũ nhấn chìm. Người dân địa phương ngỡ ngàng không hiểu vì sao mưa không lớn nhưng nước lũ lên quá nhanh. Còn lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho rằng, thủy điện La Hiêng 2 ở phía thượng nguồn gần như không có chức năng cắt lũ.
Nhiều đoàn tàu Bắc Nam ngừng chạy do ảnh hưởng của bão số 13.
Sau bão số 12, một lượng nước lớn từ các sông đổ về vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên khiến tôm hùm nuôi bị sốc nước ngọt chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương.
Để chuẩn bị ứng phó với bão số 13, tỉnh Thừa Thiên Huế đã lên kế hoạch di dời, sơ tán 19.671 hộ dân/65.890 nhân khẩu ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Công tác di dời dự kiến hoàn thành trước 10h sáng ngày 14/11.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 12, nhiều nơi vùng rốn lũ Quảng Trị, Huế đang bị nước lũ chia cắt, dân di chuyển bằng thuyền, bò lên cầu tránh lụt.
Sau khi nước lũ rút, lực lượng đoàn viên thanh niên, chiến sĩ công an, quân đội Đắk Lắk tiếp tục cơ động về các vùng bị ngập giúp dân khắc phục hậu quả do mưa lũ...
Tổ chức đám cưới trong mùa lũ, phải dùng thuyền thúng để rước dâu vì nước sông Trà Bồng tràn vào mọi nẻo đường. Nhưng đám cưới của một cặp đôi 'vùng rốn lũ' Bình Dương (Bình Sơn) vẫn đầy ắp tiếng cười hạnh phúc.
Trong đợt mưa lũ bởi cơn bão số 12 tại một số tỉnh miền Trung, các hồ thủy điện tại Phú Yên, Gia Lai, Quảng Nam đã tham gia cắt, giảm lũ đáng kể.