Bệnh Whitmore được mệnh danh là 'người bắt chước vĩ đại' do không có hội chứng lâm sàng bệnh lý đặc hiệu. Hơn nữa, các triệu chứng lâm sàng thường rất giống với các bệnh khác như bệnh lao phổi, bệnh cúm, sốt nên nhiều trường hợp đã không phát hiện bệnh này sớm mà nhầm lẫn với các bệnh khác.
Thời gian vừa qua, liên tiếp phát hiện các ca bệnh nhiễm khuẩn 'ăn mòn cơ thể' mang tên Whitmore.
Trước việc gia tăng các ca mắc bệnh Whitmore hay còn gọi 'vi khuẩn ăn thịt người', Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn phòng, chống căn bệnh.
Bệnh Whitmore có thực sự nguy hiểm và phát triển thành dịch như mối lo ngại của nhiều người hay không. Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục có trao đổi với PGS. Bùi Vũ Huy chuyên gia, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để làm rõ vấn đề này.
Vi khuẩn Whitmore 'ăn thịt người' có thể xâm nhập qua vết thương trầy xước, làm tổ và 'ăn mòn' cơ thể người. Bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ. Hiện chưa có vaccine và phương pháp phòng chữa bệnh đặc hiệu nên phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Bệnh Whitmore không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50-60%.
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người, song với những người lao động có tiếp xúc với bùn đất, đặc biệt là người có vết thương ngoài da, cần hết sức lưu ý vấn đề an toàn lao động để tránh mắc bệnh.
VOV.V - Bệnh Whitmore không có vaccine phòng ngừa, không triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác... Tỷ lệ tử vong khi nhiễm bệnh từ 40-60%.
Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vaccine tiêm phòng nên người dân cần chú ý chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh mắc bệnh.
Ngày 15/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ em bị bệnh Whitmore nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, bệnh Whitmore không gây ra dịch và không lây truyền từ người sang người. Chủ yếu, vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước sinh hoạt do tai nạn.
'Vi khuẩn ăn thịt người' Burkholderia pseudomallei được phát hiện ở 3 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.
Một bệnh nhân tại Hà Tĩnh vừa được phát hiện mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là 'vi khuẩn ăn thịt người'. Đây là căn bệnh hiện chưa có vắc-xin tiêm phòng.
Theo ghi nhận của phóng viên trong 03 ngày 09-10-11 tháng 09 tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương không có trường hợp nào nhập viện chẩn đoán mắc bệnh Whitmore.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên đã quay trở lại Việt Nam. Theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, riêng tháng 8, căn bệnh này đã khiến 4 người tử vong và đang có nguy cơ lây nhiễm cao vào mùa mưa này.
Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo về căn bệnh Whitmore - một bệnh nguy hiểm khi không có triệu chứng rõ ràng, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.