Theo các quan chức địa phương ở dải Gaza, ít nhất 93 người Palestine đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel vào một trường học và nhà thờ Hồi giáo ở Gaza, nơi trú ẩn của những người di tản làm dấy lên sự phẫn nộ.
Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết văn phòng cơ quan này ở Dải Gaza đã bị trúng đạn pháo khiến ít nhất 22 người đang trú ẩn ở xung quanh thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) hôm 7/6 đã không kích một phòng chỉ huy của Hamas nằm bên trong ngôi trường do Liên Hợp Quốc thành lập ở Dải Gaza.
Ngày 28-5, nhiều xe tăng của Israel đã tiến vào trung tâm thành phố Rafah bất chấp sự phản đối của quốc tế sau vụ không kích khiến hàng chục người thương vong tại thành phố ở phía Nam Dải Gaza này.
Ngày 29/5, Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi tuyên bố: 'Giao tranh ở Dải Gaza sẽ còn diễn ra trong ít nhất 7 tháng nữa'.
Ngày 29/5, cơ quan y tế tại Dải Gaza đã kêu gọi mở các tuyến đường an toàn để vận chuyển ngay lập tức hàng viện trợ y tế và nhiên liệu đến thành phố Rafah và khu vực phía Bắc Gaza.
Israel tuyên bố các lực lượng của nước này đang 'thiết lập tiêu chuẩn vàng mới' để giảm thiểu tổn thất đối với dân thường trong một cuộc xung đột.
Ngày 13-4, truyền thông quốc tế đưa tin, Mỹ đã điều động các tàu chiến của mình vào vị trí trong khu vực, tuyên bố sẵn sàng bảo vệ Israel trong trường hợp Iran phát động tấn công.
Những ngày này, Dải Gaza chứng kiến rất nhiều cảnh tượng thương tâm hơn cả trong phim ảnh, khi người trúng bom đạn ngày càng nhiều mà các bệnh viện ngày càng mất dần khả năng cứu chữa.
Các thủy thủ thuộc nhóm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ đã trải qua 4 tháng liên tiếp trên biển phòng thủ trước 'cơn mưa' tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) cũng như một mối đe dọa mới từ lực lượng Houthi của Yemen.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hiện ở phía Bắc Dải Gaza đã không còn bệnh viện nào còn hoạt động do tình trạng thiếu nhiên liệu, nhân viên và vật tư.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không còn bệnh viện nào ở phía bắc Gaza hoạt động với đầy đủ chức năng, trong khi số lượng bệnh nhân cần chữa trị vẫn rất cao.
Phía Bắc Dải Gaza gần như không thể hoạt động do thiếu nhiên liệu vận hành máy móc, nhân viên và vật tư y tế. Lời cảnh báo được WHO đưa ra nhằm kêu gọi một lệnh ngừng bắn mới.
Ngày 21/12, ông Richard Peeperkorn - đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Dải Gaza, đã một lần nữa kêu gọi lệnh ngừng bắn mới, để mở đường cho các hoạt động viện trợ nhân đạo, cung cấp bổ sung kịp thời vật tư y tế cho các cơ sở y tế, hỗ trợ điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 12/12 đã bày tỏ bất bình về vụ việc quân đội Israel giam giữ và ngược đãi một nhân viên của tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ.
Quân đội Israel tập kích trạm phóng tên lửa và nhà máy chế tạo vũ khí của Hamas. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói việc kiểm tra an ninh của Israel làm ảnh hưởng đến công tác cứu trợ.
Ngày 12/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về hoạt động kiểm tra an ninh đối với các đoàn xe chở thiết bị y tế tại Dải Gaza và việc tạm giữ các nhân viên y tế sau những cuộc kiểm tra ảnh hưởng đến công tác chữa trị cho người bệnh.
Cơ quan y tế Gaza do Hamas kiểm soát là nguồn tin chính thức duy nhất về số lượng người Palestine thương vong tại Gaza trong bối cảnh xung đột Israel -Hamas căng thẳng hiện nay.
Saudi Arabia sẽ đăng cai một số hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Arab, Hồi giáo và châu Phi trong những ngày tới đây để thảo luận về cuộc xung đột Israel và phong trào Hồi giáo Hamas.
Xung đột Israel - Hamas ở Gaza đang leo thang từng ngày, làm dấy lên nỗi lo về một cuộc xung đột diện rộng ở Trung Đông kéo theo sự tham gia của các quốc gia khác.
Theo WHO, bệnh viện Al-Arish ở thành phố gần biên giới nhất, sẽ là cơ sở tuyến đầu được chỉ định tiếp nhận các bệnh nhân từ Dải Gaza, đặc biệt là những ca bị thương nặng.
Thông báo từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ các biện pháp trừng phạt bao gồm phong tỏa tài sản của 9 cá nhân, trong đó có các thành viên của Hamas, và 1 công ty bị cho là hỗ trợ tài chính cho Hamas.
Hãng tin Deutsche Welle lưu ý đến khả năng chiến dịch quân sự trên bộ vào Dải Gaza mà Israel sắp thực hiện tạo ra phản ứng dây chuyền khắp Trung Đông, kéo thêm nhiều quốc gia và nhóm vũ trang - gồm cả Mỹ lẫn Nga - vào vòng xoáy bạo lực.
Hãng tin AP cho biết, tương tự như nhiều cuộc chiến trước, nhiệm vụ thống kê thương vong tại Dải Gaza do cơ quan y tế của Hamas thực hiện. Liên Hợp Quốc tuyên bố tin tưởng cơ quan này.
Nga 'chặn đứng' nỗ lực của Ukraine ở Dnipro, thêm nước 'minh oan' cho Israel vụ tấn công bệnh viện ở dải Gaza … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngày 22/10, lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy đã ra tuyên bố chung tái khẳng định quan điểm ủng hộ Israel cũng như quyền tự vệ của nước này, đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế theo đó đặc biệt bảo vệ dân thường.
Phong trào vũ trang lớn thứ hai ở Dải Gaza duy trì lập trường không khoan nhượng trong cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel và cũng đang mở rộng ảnh hưởng ở Bờ Tây.
Phía Hamas cho biết nhánh quân sự này đã đề nghị thả thêm hai con tin 'vì lý do nhân đạo... tuy nhiên Israel từ chối tiếp nhận họ,' Israel mô tả thông tin này là 'tuyên truyền không đúng sự thật.'
Ngày 21/10, Israel đã cảnh báo công dân không nên đến Ai Cập, Jordan và Marocco, do lo ngại trước làn sóng phản ứng giận dữ liên quan cuộc chiến đang diễn ra ở Dải Gaza.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Washington chắc chắn có theo dõi thông tin liên quan đến vụ tấn công bệnh viện ở Gaza khiến hàng trăm người chết.
Thách thức ngoại giao mà nhà lãnh đạo Ai Cập phải đối mặt trong hội nghị hòa bình Cairo bàn về xung đột tại Dải Gaza là các nước then chốt như Mỹ, Iran và Israel sẽ không có mặt đàm phán.
Mối nguy hại ngày càng gia tăng phát sinh từ những thông tin sai lệch trên mạng xã hội liên quan tới xung đột tại Dải Gaza giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel không chỉ gây ra những diễn biến bất lợi trên thực địa, mà còn có nguy cơ khiến mâu thuẫn lan rộng khắp thế giới.
Theo France24, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông tin rằng những chiếc xe tải đầu tiên chở viện trợ tới Gaza sẽ đi qua cửa khẩu Rafah từ Ai Cập trong vòng hai ngày tới.
Các lực lượng của Mỹ ở Trung Đông đã bị tấn công nhiều lần trong tuần này, một dấu hiệu cho thấy sự bất bình ngày càng gia tăng đối với Mỹ sau cuộc đột kích của Hamas vào Israel đầu tháng này.
Ai Cập và Jordan đã thẳng thừng từ chối tiếp nhận người Palestine tại Dải Gaza khi họ tuyệt vọng và cố gắng tìm nơi sơ tán trong bối cảnh Israel phát động tấn công để trả đũa lực lượng Hamas.
Nghị sĩ Valerie Boyer kiến nghị tước Quả Bóng Vàng lẫn quốc tịch Pháp của chân sút Karim Benzema sau khi 1 quan chức nước này khẳng định anh âm thầm ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, các đợt oanh tạc của Israel nhằm vào Dải Gaza đã giết chết 307 người Palestine trong vòng 24 giờ tính đến tối 19/10, nâng số người chết kể từ khi Israel tuyên chiến với lực lượng Hamas lên 3.785 người, trong đó ít nhất 1.524 là trẻ em và 1.444 là phụ nữ.
Moody's cho biết đang xem xét hạ bậc một số hạng mục xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ Israel, bao gồm cả các xếp hạng nợ dài hạn bằng ngoại tệ và nội tệ.
Quan chức chính phủ khẩn cấp của Israel cho rằng cuộc xung đột giữa nhóm vũ trang Palestine Hamas và nước này khó có thể kết thúc sớm.