Giáo sư Lê Văn Lan: Tập tục văn hóa bản địa của Rằm tháng bảy đang bị lấn át

Lễ Vu lan là một quan niệm của Phật giáo có lẽ chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào giữa thế kỷ 20 ở miền Nam, rồi sau này mới có ở miền Bắc. Vậy Vu lan là gì? Nếu cắt nghĩa theo từ Hán Việt thì nó không có nghĩa gì…

Lạc rang húng lìu

Ở chân tháp Hòa Phong bên hồ Hoàn Kiếm, năm xưa có một ông Tầu (chú Khách) quanh năm ngày tháng bán lạc rang.

Vừa cướp ngai vài từ tay cháu trai, hoàng đế Minh triều Chu Đệ đã ra tay tàn độc với ni cô, cho bắt hàng vạn người vào kinh thành để giày vò hành hạ, vì sao?

Việc làm tàn ác của Chu Đệ đã được sử sách ghi lại theo một cách ngắn gọn nhưng vẫn đủ để cho thấy mức độ tàn bạo của vị hoàng đế Minh triều này.Việc làm tàn ác của Chu Đệ đã được sử sách ghi lại theo một cách ngắn gọn nhưng vẫn đủ để cho thấy mức độ tàn bạo của vị hoàng đế Minh triều này.

Người Hà Nội uống nước lọc

Ngày bé, mỗi lần được theo người lớn về quê ở làng Hoàng Mai (ngoại thành Hà Nội, nay thuộc quận Hai Bà Trưng), là nhìn thấy cô hàng xóm cạnh nhà bác tôi đi làm đồng về vục nón múc nước trong chiếc giếng to giữa làng rồi vục mặt uống ừng ực, với tôi, thật kỳ lạ. Nước giếng trong vắt. Mặt giếng thả gần kín bèo ong trông như những chiếc tổ ong xinh xinh. Hầu như cả làng đều lấy nước giếng này để làm nước ăn và mọi người trong làng đều tự giác giữ gìn cho nước giếng được trong sạch. Cô bảo tôi: 'Nước ngọt, mát lắm. Cháu thử làm một ngụm thì biết'. Tôi không dám vì trẻ con thị thành đã được người lớn dạy uống thế là mất vệ sinh. Mẹ tôi còn kể: Có người vì uống nước ao, nước vũng đã bị đỉa chui vào mũi vào ruột hút hết máu, người xanh vàng vọt như tàu lá chuối. Thế nhưng cũng đã có lần, tôi tò mò vục cái gáo dừa múc nước mưa trong chiếc bể nhà bác tôi làm thử dăm ngụm. Người ta bảo nước mưa ngọt lắm. Tôi nghĩ là ngọt như đường nên uống thử. Nhưng cũng vậy thôi, chẳng khác gì thứ nước lọc thành thị ở nhà tôi vẫn uống. May mà lần ấy cũng chẳng đau bụng đau bão gì như bố tôi vẫn dọa.